Triển vọng gieo trồng đậu tương tại Mỹ năm 2022 đang là yếu tố trái chiều tác động lên giá
Mở cửa phiên giao dịch 26/01, lực bán đã áp đảo đối với đậu tương khi mặt hàng này đã giảm mạnh tới gần 1% và ở dưới mức kháng cự tâm lí 1400. Bên cạnh áp lực chung từ thị trường tài chính, lo ngại về chất lượng cây trồng được xoa dịu trong ngắn hạn là yếu tố đóng góp vào đà giảm sáng nay của đậu tương.
Kể từ đầu tuần đến nay, giá đậu tương liên tục trải qua các phiên rung lắc và giằng co quanh mức 1400 do tâm lí trái chiều của nhà đầu tư không chỉ về mùa vụ ở Nam Mỹ mà còn là kỳ vọng vào triển vọng gieo trồng đậu tương trong năm 2022 ở Mỹ.
Chất lượng đậu tương ở Argentina đã có cải thiện cùng với dự báo về lượng mưa lớn duy trì trong tuần này, đặc biệt là các khu vực gieo trồng ở phía tây bắc tỉnh Buenos Aires.
Số liệu về chất lượng cây trồng trong tuần này của BAGE có thể sẽ tiếp tục được cải thiện và là yếu tố “bearish” đối với giá đậu tương tỏng ngắn hạn, ít nhất là cho tới khi lượng mưa giảm dần.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Khánh Linh
 
Biến động mạnh của thị trường chứng khoán đang hỗ trợ tích cực cho giá Arabica
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, cả 2 mặt hàng cà phê đồng loạt tăng mạnh hơn 2%, sau 3 phiên suy yếu liên tiếp trước đó. Giá các mặt hàng cà phê đang chịu sự ảnh hưởng đáng kể bởi thị trường chứng khoán Mỹ, khi đâu cũng là một kênh đầu tư yêu thích của giới đầu cơ mỗi khi thị trường chờ đợi các thông tin quan trọng, và bối cảnh hiện tại sẽ là biên bản họp của FED vào 2h đêm nay.
Các thị trường tài chính thường có mối liên quan mỗi khi xuất hiện sự dịch chuyển của “dòng vốn”. Vì thế khi giới đầu cơ tháo chạy khỏi chứng khoán từ cuối tuần trước đến nay do lo ngại về việc FED sẽ ngày càng “diều hâu” hơn trong thời gian tới để kiềm chế lạm phát, một số loại hàng hóa đã được hưởng lợi rõ rệt, vàng, dầu thô và cà phê.
Bên cạnh đấy, thời tiết mưa nhiều ở khu vực trung nam Brazil đang tiếp tục gây ra các rủi ro về lũ lụt. Mặc dù chưa ảnh hưởng nhiều đến các khu vực gieo trồng cà phê chính, nhưng đây sẽ là yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới. Cách đây không lâu, sạt lở đất ở khu vực Minas Gerais do mưa nhiều cũng đã giúp Arabica trở lại đà tăng, sau khi giảm đáng kể trong suốt tháng 12.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Tiên Phạm
 
Các thông tin tiêu cực về thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ gây sức ép lên giá đồng trong ngắn hạn
Ngày hôm qua, giá đồng đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng 0.85% lên 4.45 USD/pound. Đây có thể xem là “cú lộn dòng” khá ngoạn mục, khi đồng đã chịu áp lực lớn trong phiên sáng.
Trong khi đó, thị trường tài chính chung, ví dụ như chứng khoán Mỹ liên tục suy yếu từ tuần trước đến giờ do các rủi ro có thể đến từ cuộc họp chính sách của FED ngày hôm nay.
Thực chất, trong cuộc họp lần này các thành viên FED sẽ không cung cấp các chỉ báo và dự đoán về nền kinh tế Mỹ và cũng chưa công bố cụ thể về lộ trình lãi suất dự kiến. Do đó, thông tin quan trọng nhất sẽ đến từ các phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell trong cuộc họp báo nửa tiếng sau khi cuộc họp kết thúc.
Với một loạt các phát biểu của thành viên FED trong 2 tuần vừa rồi, thị trường đã chuyển từ dự đoán 3 lần tăng lãi suất sang 4 hoặc nhiều hơn trong năm 2022. Trong năm 2021, lạm phát của Mỹ đạt 7%, trong khi mục tiêu của FED và hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới là 2%/năm.
Tuy nhiên việc FED bơm hàng nghìn tỷ đô ra thị trường cũng được xem là một trong các nguyên nhân dẫn đến mức lạm phát cao trong năm ngoái.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Tiên Phạm
 
Dầu thô có thể chuyển sang xu hướng đi ngang trong khoảng rộng khi thị trường giằng co trước các kỳ vọng trái chiều
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá WTI tăng 2.38% lên 84.37 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 2.05% lên 87.18 USD/thùng. Mức tăng này vượt qua cả phiên giảm điều chỉnh hôm trước.
Diễn biến của giá dầu trong các phiên gần đây cho thấy thị trường đang dần bước vào giai đoạn đi ngang. Giá WTI đang biến động trong khoảng 82 – 87 USD/thùng trong khi Brent cũng đang có xu hướng di chuyển trong ngưỡng 85 - 89.5 USD/thùng. Điều này cho thấy các nhà dầu tư đang trở nên thận trọng trong vùng giá cao.
Một mặt, các căng thẳng leo thang tại phía Trung Đông và Đông Âu đang trở thành rủi ro lớn nhất có thể khiến cho giá năng lượng còn tiếp tục leo thang. Theo Goldman Sachs, nếu chiến tranh xảy ra giá khí tự nhiên tại khu vực châu Âu có thể tăng lên gấp đôi trong trường hợp Nga ngăn chặn dòng khí đến châu Âu.
Hiện tại, 16% khí tự nhiên cung cấp cho châu Âu đang được vận chuyển từ Nga thông qua Ukraine. Nếu Nga thật sự nhắm đến cuộc xâm lược toàn diện với Ukraine, thì đây sẽ là chiến tranh quy mô lớn nhất sau chiến tranh Mỹ - Iraq.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Hồng Hoa

Nguồn: Vinanet/VITIC/MXV