Giá cả
Trong tháng 8/2020 cả hai loại dầu đều tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020, dầu WTI đạt 42,93 USD/thùng, dầu Brent đạt 45,87 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong tháng qua do những nguyên nhân sau:
Mức tuân thủ theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh (OPEC+) trong tháng 7/2020 là khá cao khoảng 97%. Các quốc gia sản xuất dầu đã cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục để hạn chế sản lượng và giảm tồn kho trên thế giới.
Đồng USD đang yếu đi khiến dầu trở nên rẻ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các loại ngoại tệ khác khi mua vào, giá dầu còn hưởng lợi bởi tiến triển tích cực trong đàm phán về gói cứu trợ mới chống Covid-19 trong quốc hội Mỹ.

Biểu đồ giá dầu WTI, Brent, xăng RON 92 tháng 8/2020

ĐVT: USD/thùng
Nguồn: Reuters
Tuy nhiên, thị trường dầu tiếp tục chịu áp lực bởi lo ngại về làn sóng lây nhiễm Covid-19 ở những nơi khác trên thế giới – cản trở đà hồi phục nhu cầu, trong bối cảnh các nhà sản xuất dầu chủ chốt gia tăng sản lượng. OPEC+, trong tháng 8/2020 đã tăng sản lượng dầu thêm khoảng 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Các nhà sản xuất Mỹ cũng có kế hoạch khởi động lại những cơ sở sản xuất thời gian qua ngừng hoạt động khi giá dầu tăng.
Cung cầu dầu của một số thị trường chủ chốt
Nguồn cung
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu trong tháng 7/2020 tăng 1,29 triệu thùng so với tháng liền trước, đạt trung bình 88,75 triệu thùng/ngày.
IEA báo cáo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 7/2020 tăng 2,5 triệu thùng/ngày so với tháng liền trước, lên 90 triệu thùng/ngày sau khi Saudi Arabia kết thúc việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày, UAE sản xuất vượt mục tiêu của OPEC+ và sản lượng của Mỹ bắt đầu phục hồi.
Báo cáo tháng 8/2020 về chi tiết nguồn cung dầu của các nước trong khối này
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC đạt trung bình 23,17 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2020, tăng 0,98 triệu thùng/ngày so với tháng trước. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Iraq, trong khi sản lượng giảm chủ yếu tại Angola, Congo và Gabon. Tỷ trọng dầu thô của OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu tăng 0,7 điểm phần trăm lên 26,1%.
Sản lượng dầu thô của 13 nước OPEC
ĐVT: Nghìn thùng/ngày (trung bình)

Các nước OPEC

2019

T6/2020

T7/2020

+/-

Algeria

1.022

807

808

1

Angola

1.401

1.224

1.173

-51

Congo

324

302

284

-18

Equatorial Guinea

117

114

110

-4

Gabon

208

204

189

-15

Iran

2,356

1.947

1.936

-11

Iraq

4.678

3.714

3.752

39

Kuwait

2.687

2.085

2.158

73

Libya

1.097

92

100

8

Nigeria

1.786

1.497

1.488

-9

Saudi Arabia

9.771

7.540

8.406

866

UAE

3.094

2.332

2.430

98

Venezuela

796

336

339

3

Tổng cộng

29.337

22.193

23.172

980

Nguồn: OPEC
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng nhiên liệu của khu vực ngoài OPEC (gồm cả NGL của OPEC) tăng 0,31 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2020 so với tháng trước, đạt trung bình 65,58 triệu thùng/ngày, giảm 4,06 triệu thùng/ngày so với tháng 7/2019. Sản lượng tăng trong tháng này chủ yếu do sản lượng của OECD đặc biệt Canada và Na Uy.
DỰ BÁO
Giá dầu
Dự báo giá dầu trong tháng 9/2020 sẽ không biến động mạnh, cung dầu dần tiến tới cân bằng nếu không có yếu tố bất ngờ nào, dầu WTI từ 40 tới 42 USD/thùng còn dầu Brent cao hơn khoảng 3 USD đạt 42 USD/thùng. Mặc dù số ca nhiễm virus corona tại một số quốc gia tiếp tục tăng nhưng họ không phong tỏa hoàn toàn cả quốc gia mà chỉ cục bộ để phát triển kinh tế.
Cung – cầu
Dự báo của IEA (IEA):
IEA dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ giảm 7,1 triệu thùng/ngày trong năm 2020 và tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến đạt 91,9 triệu thùng/ngày trong năm 2020, giảm 8,1 triệu thùng/ngày so với năm trước. Trong dự báo tháng này IEA đã điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu 140 nghìn thùng/ngày, giảm lần đầu tiên trong vài tháng gần đây bởi số lượng ca nhiễm Covid-19 vẫn ở mức cao và lĩnh vực hàng không suy yếu.
Dự báo của OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2020 được điều chỉnh tăng 235 nghìn thùng/ngày so với ước tính trong tháng trước và dự kiến giảm 3,03 triệu thùng/ngày xuống trung bình 62,11 triệu thùng/ngày.
Dự báo nguồn cung của các nước ngoài OPEC năm 2020
ĐVT: triệu thùng/ngày

Quý 1/2020

Quý 2/2020

Quý 3/2020

Quý 4/2020

2020

+/- 20/19

Châu Mỹ

26,59

23,13

23,30

23,51

24,13

-1,63

Châu Âu

4,03

3,87

3,94

4,07

3,98

0,27

Châu Á Thái Bình Dương

0,53

0,55

0,59

0,59

0,57

0,04

Tổng OECD

31,16

27,55

27,83

28,16

28,67

-1,32

Các nước Châu Á khác

3,47

3,26

3,36

3,36

3,36

-0,16

Mỹ La Tinh

6,34

5,81

6,16

6,41

6,19

0,14

Trung Đông

3,21

3,13

3,05

3,07

3,11

-0,10

Châu Phi

1,50

1,47

1,44

1,45

1,46

-0,07

Tổng cộng các nước đang phát triển

14,51

13,67

14,05

14,28

14,13

-0,19

FSU

14,53

13,00

12,23

12,46

13,05

-1,34

Các nước Châu Âu khác

0,12

0,12

0,11

0,11

0,12

-0,00

Trung Quốc

4,15

4,16

3,99

4,01

4,08

0,02

Tổng các khu vực khác

18,80

17,27

16,33

16,58

17,24

-1,32

Tổng nguồn cung của các nước không thuộc OPEC

66,54

60,56

60,28

61,10

62,11

-3,03

Nguồn: OPEC
Dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2020
ĐVT: triệu thùng/ngày

 

Quý 1/2020

Quý 2/2020

Quý 3/2020

Quý 4/2020

2020

+/- 20/19

Châu Mỹ

24,31

19,47

24,43

24,91

23,29

-2,35

Châu Âu

13,34

10,32

13,19

13,53

12,60

-1,66

Châu Á Thái Bình Dương

7,75

6,25

6,51

7,33

6,96

-0,83

Tổng cộng OECD

45,40

36,04

44,13

45,77

42,85

-4,83

Các nước Châu Á khác

12,99

11,80

12,28

13,55

12,66

-1,21

Mỹ La tinh

6,11

5,66

6,17

6,08

6,01

-0,59

Trung Đông

7,88

6,96

7,88

7,50

7,56

-0,65

Châu Phi

4,37

4,07

4,07

4,20

4,18

-0,27

Tổng cộng các nước đang phát triển

31,36

28,48

30,41

31,33

30,40

-2,71

FSU

4,50

4,03

4,43

4,59

4,39

-0,45

Các nước Châu Âu khác

0,71

0,55

0,47

0,56

0,57

-0,19

Trung Quốc

10,70

12,75

12,67

13,58

12,43

-0,87

Tổng các khu vực khác

15,91

17,32

17,57

18,74

17,39

-1,52

Tổng nhu cầu thế giới

92,67

81,84

92,10

95,83

90,63

-9,06

 

Nguồn: VITIC