Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU hiện đang bị tác động mạnh bởi quyết định hoãn thực thi EUDR (Quy định chống phá rừng của EU - EU Deforesation Regulation). Theo đó, các nhà điều hành và thương nhân lớn sẽ bắt đầu thực thi EUDR từ 30/12/2025 còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ áp dụng từ 30/6/2026.
Kể từ khi EU có ý định hoãn việc thực hiện EUDR, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào EU đã giảm mạnh trong tháng 9/2024 và tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 10/2024. Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 18.200 tấn, trị giá hơn 102,8 triệu USD; giảm 4% về lượng và giảm 0,8% về giá trị so với tháng trước đó; song so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng 57% về lượng và tăng 158,5% về giá trị. Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt khoảng 500 nghìn tấn, trị giá 1.748,5 triệu USD, giảm 6,5% về lượng song tăng 51,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 39,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng 10 và chiếm 38,2% trong 10 tháng đầu năm.
Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 39,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng 10 và chiếm 38,2% trong 10 tháng đầu năm.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang EU trong tháng 10/2024 đạt 5.859 USD/tấn, tăng 3,34% so với tháng 9/2024 và tăng 64,4% so với tháng 10/2023. Trong 10 tháng đầu năm, mức giá xuất khẩu bình quân đạt 3.872 USD/tấn, tăng 62,3% so với cùng kỳ 2023.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường EU giảm mạnh. Nổi bật là xuất khẩu sang Ba Lan giảm 55,2% so với tháng liền trước, xuất sang Bồ Đào Nha giảm gần 43%, sang Pháp giảm 31,3%...
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Đức lại tăng bật trở lại gần 189%, xuất sang Hà Lan tăng 98%.
Theo tính toán từ số liệu Hải quan Việt Nam, đứng đầu trong nhóm chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong tháng 10/2024 là loại cà phê chưa rang, chưa khử caffein với kim ngạch là 70,59 triệu USD, giảm 0,4% so với tháng 9/2024 nhưng tăng 266% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 69% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của nước ta sang EU. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu loại cà phê này đạt 1,50 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu thị trường thành viên theo kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường EU giảm mạnh. Nổi bật là xuất khẩu sang Ba Lan giảm 55,2% so với tháng liền trước, xuất sang Bồ Đào Nha giảm gần 43%, sang Pháp giảm 31,3%...
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Đức lại tăng bật trở lại gần 189%, xuất sang Hà Lan tăng 98%.
Tây Ba Nha là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng này. Xuất khẩu cà phê sang Tây Ba Nha đạt 28,3 triệu USD (tương đương 4,4 nghìn tấn), giảm 17,1% về giá trị và giảm 22,76% về khối lượng so với tháng 9/2024 nhưng tăng 14% về khối lượng và 77,44% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 6342,9 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 87.833 tấn, trị giá 368 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và tăng 87,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 4190 USD/tấn, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai là Đức với 23 triệu USD (tương đương 4.252 tấn), tăng 189% về giá trị và tăng 183% về khối lượng so với tháng 9/2024 và tăng 286% về khối lượng và 571% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 5408 USD/tấn, tăng 2,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 136.173 tấn, trị giá 504,7 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và tăng 50% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3706 USD/tấn, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ ba là Ý với 15,7 triệu USD (tương đương 2.948 tấn), giảm 29% về giá trị và giảm 31,5% về khối lượng so với tháng 9/2024 và tăng 96% về khối lượng và 294% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 5338 USD/tấn, tăng 3,92% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 106.341 tấn, trị giá 369 triệu USD, giảm 11% về lượng nhưng tăng 39% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3471 USD/tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo Việc Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức gia hạn thực thi Luật chống phá rừng (EUDR) thêm 12 tháng sẽ tiếp tục khiến các hãng rang xay tại châu Âu tạm thời ngưng việc ồ ạt nhập hàng, tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại về chính sách của Mỹ, nhu cầu tiêu thụ dự kiến mạnh vào cuối năm, nguồn cung thế giới đang khan, do vậy nhu cầu nhập khẩu từ EU dự kiến vẫn sẽ tăng, nhưng tốc độ không mạnh.
Triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm nay và đầu năm mới do thời điểm này chỉ có duy nhất Việt Nam đang thu hoạch vụ mới và nhu cầu dịp cuối năm tăng lên.