Trong khi thương mại truyền thống được tính trên giá trị hàng hóa và dịch vụ dịch chuyển qua biên giới quốc gia, thương mại ẩm thực lại dựa vào giá trị thực phẩm tại các nhà hàng. Với một quốc gia, lượng ẩm thực nước ngoài người dân trong nước tiêu thụ được coi là “nhập khẩu”, ngược lại là “xuất khẩu”.
Cán cân xuất nhập khẩu ẩm thực sẽ thể hiện quốc gia nào có ảnh hưởng lớn nhất đến bàn ăn trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Mỹ là quốc gia nhập khẩu ròng ẩm thực lớn nhất thế giới, tiêu thụ hơn 55 tỷ USD ẩm thực nước ngoài hơn là nước ngoài tiêu thụ thực phẩm Mỹ. Xếp sau Mỹ là Trung Quốc, nhập khẩu ròng ẩm thực 52 tỷ USD. Hai vị trí tiếp theo lần lượt là Brazil và Anh với số liệu tương ứng là 34 tỷ USD và 30 tỷ USD.
Cán cân xuất nhập khẩu ẩm thực của các quốc gia năm 2017.
Ở chiều ngược lại, Italia là nhà xuất khẩu ẩm thực lớn nhất, thặng dư 168 tỷ USD nhờ lực cầu mỳ ống, pizza mạnh mẽ trên thế giới trong khi người dân nước này lại không mấy mặn mà với ẩm thực nước ngoài. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico.
Waldfogel không tính đến sự pha trộn ẩm thực, ví dụ như cronut, sản phẩm kết hợp giữa bánh sừng bò và bánh donut, hay xác thực nguồn gốc món ăn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một chính sách trọng thương ẩm thực sẽ khiến cho việc ăn uống trở nên rất buồn chán.
Nguồn: Như Tâm/Người đồng hành (Theo Economist)