Trong Điều 2 quy định, kéo dài thời hạn giải ngân tái cấp vốn từ ngày ký khế ước nhận nợ đầu tiên đến hết ngày 31/01/2021 thay vì đến ngày 31/7/2020 như quy định cũ.
Khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn, Ngân hàng Chính sách xã hội phải trả hết nợ gốc vay tái cấp vốn đã được giải ngân theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước từ tiền trả nợ của người sử dụng lao động vay vốn theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg.
Trường hợp đến hết ngày 31/01/2021 (quy định cũ là đến hết ngày 31/7/2020), Ngân hàng Chính sách xã hội không giải ngân hết số tiền đã nhận giải ngân theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này thì chậm nhất đến ngày 10/02/2021 (thay vì ngày 15/8/2020 như trước), Ngân hàng Chính sách xã hội phải trả Ngân hàng Nhà nước số tiền không giải ngân hết theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ còn dư nợ được ký sớm nhất.
Ngân hàng Nhà nước cũng quyết định kéo dài thời gian đến trước ngày 20/02/2021 (thêm 06 tháng so với quy định cũ), Ngân hàng Chính sách xã hội mới cần báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về số liệu tiền vay tái cấp vốn đã giải ngân.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 11/11/2020.

Nguồn: VITIC