Người sản xuất lúa Campuchia vui mừng khi lợi nhuận tăng, nhưng nước này có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lương thực vào cuối năm nay. Kể từ khi kết thúc vụ thu hoạch đầu năm nay, nông dân Campuchia sống tại các tỉnh dọc biên giới với Việt Nam và Thái Lan đã bán một lượng lớn gạo qua biên giới, với giá khoảng 500 USD/tấn, cao gấp đôi mức giá năm ngoái.

Thủ tướng Hunsen nhận định giá gạo tăng là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ông cho biết Chính phủ Campuchia sẽ đưa gạo từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường để tránh hiện tượng giá gạo tiếp tục tăng. Các quan chức trong ngành nông nghiệp Campuchia cho biết, sản lượng gạo của nước này đạt 3,6 triệu tấn năm 2007, trong khi lượng gạo cần để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ước khoảng 2 triệu tấn. Mới đây, Thủ tướng vừa ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trong vòng 2 tháng sang các nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam. Biện pháp nay được đưa ra nhằm kiềm chế đà gia tăng của giá gạo trên thị trường nội địa và được khẳng định là chỉ mang tính tạm thời để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.Sau khi kết thúc vụ thu hoạch đầu năm nay, nông dân Campuchia sống tại các tỉnh dọc biên giới với Việt Nam và Thái Lan đã bán một lượng lớn gạo qua biên giới, với giá khoảng 500 USD/ tấn, cao gấp đôi mức giá năm ngoái. Nông dân Campuchia vui mừng khi lợi nhuận tăng, nhưng nước này có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lương thực vào cuối năm nay.

Các quan chức trong ngành nông nghiệp Campuchia cho biết, sản lượng gạo của nước này đạt 3,6 triệu tấn năm 2007, trong khi lượng gạo cần để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ước khoảng 2 triệu tấn. Như vậy, dư cung gạo tại Campuchia khoảng 1,5 triệu tấn.

Kênh truyền hình quốc gia Campuchia TVK dẫn lời Thủ tướng Hunsen khẳng định nước này đủ gạo để đáp ứng nhu cầu thị trường và người dân không phải lo lắng về khả năng thiếu gạo. Trong vài tuần trở lại đây, giá ga sinh hoạt, gạo và dầu mỏ tăng liên tục tại Campuhcia. Các chuyên gia cho rằng hiên tượng này là do các nước láng giềng mua nhiều gạo của Campuchia, thiếu hụt dự trữ khí đốt hóa lòng và giá dầu tăng trên thị trường thế giới.

Trước đó, ngày 7/2/2008, Ấn Độ đã ban lệnh cấm xuất khẩu gạo. Trung Quốc và Việt Nam cũng đã thực hiện việc cắt giảm xuất khẩu gạo để đảm bảo nguồn cung trong nước. Những nước nhập khẩu gạo lớn tại khu vực châu Á như Myanmar, Afghanistan, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Campuchia chịu ảnh hưởng nặng nề trước việc hạn chế xuất khẩu gạo này.

Theo các nhà kinh tế học, thế giới đang bước vào một thời kỳ mà nguồn cung ứng lúa gạo bị hạn chế dẫn tới giá cả gia tăng. Giá các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô và đậu nành tăng cao trên thị trường quốc tế trong vài năm gần đây khiến khủng hoảng lúa gạo càng trở nên nghiêm trọng. Số liệu tính toán của viện nghiên cứu gạo quốc tế (IRRI) cho thấy từ nay cho đến năm 2015, mỗi năm thế giới cần tăng thêm 50 triệu tấn gạo (tương đương với 9% lượng lương thực sản xuất mỗi năm, tính theo sản lượng hiện nay là 520 triệu tấn) mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Lý do khiến nguồn cung bị hạn chế là do quỹ đất nông nghiệp ngày một thu hẹp và lao động sản xuất trong nông nghiệp cạn kiệt. Một số nước xuất khẩu gạo năm nay đang phải đối mặt với mức sản xuất lương thực giảm vì những lý do khách quan về thời tiết, nguồn nước và lao động.

 

Nguồn: Internet