Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010, tăng tới 64,7%, đạt gần 2 tỷ USD. Từ đầu tháng 9 đến nay, phía đối tác Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế giao dịch tự do tại cửa khẩu La Phù - Lục Lầm làm cho hoạt động xuất khẩu cao su của nước ta trong tháng 9 bị giảm sút khá mạnh. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2011, nhu cầu cao su thiên nhiên tại các thị trường sản xuất ô tô chính châu Á sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh . Dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011 của Việt Nam có thể đạt khoảng 3,67 tỷ USD với khối lượng hơn 820.000 tấn.
Từ đầu tháng 9 đến nay giá cao su thế giới tiếp nối xu hướng giảm trong tháng 8/2011 do những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, dự báo, giá cao su thế giới sẽ tăng trở lại và duy trì ở mức cao trong những tháng cuối năm 2011 do nhu cầu tăng cao tại một số quốc gia ở châu Á.
I. Thị trường thế giới.
Nguồn cung cao su quý 3 tăng chậm do tình hình dịch bệnh trên lá diễn ra nghiêm trọng tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến việc khai thác mủ. Sản lượng từ các nước thành viên của Hiệp hội cao su thiên nhiên quốc tế - ARNPC (chiếm 92% tổng cung toàn cầu) được dự báo sẽ tăng 3,4% lên 2,77 triệu tấn từ tháng 7 đến tháng 9, sụt giảm mạnh so với tốc độ tăng 12,1% cùng kỳ.
Tăng trưởng nguồn cung trong 2 quý đầu năm nay tương ứng là 10,5% và 3,3%. ARNPC dự báo sản lượng trong quý 3 có thể tăng ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong khi nguồn cung tại Việt Nam có thể giảm 9,4% do nông dân chậm trễ khai thác mủ. Tổng cung cao su thiên nhiên dự kiến sẽ tăng 4,9% đạt 9,96 triệu tấn trong năm nay và có thể lên đến 10,3 triệu tấn vào năm 2012 và 13,4 triệu tấn vào năm 2018. Tăng trưởng nguồn cung chậm chạp và giá dầu cao có thể khiến giá cao su thiên nhiên tăng trong thời gian tới.
Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc được dự báo giảm 5,4% trong quý 3, khối lượng nhập khẩu dự kiến đạt 695.000 tấn so với 735.000 tấn trong cùng quý của năm trước.
Giá cao su tháng 8 tăng nhẹ nhưng đến cuối tháng 8 lại có xu hướng giảm do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ và châu Âu và giá dầu thô giảm. Từ đầu tháng 9 đến nay, nhu cầu và giá cao su lại tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ do những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, dự báo, giá cao su thế giới sẽ lên 400 yen/kg vào cuối tháng 9 do nhu cầu từ các nước sản xuất ô tô chính của châu Á tăng mạnh vào những tháng cuối năm nay.
II. Thị trường trong nước.
1. Về giá: Giá trung bình xuất khẩu cao su của nước ta trong tháng 8/2011 tiếp tục giảm nhẹ 0,52% so với tháng 7/2011, xuống mức 4.232 USD/tấn. Như vậy, giá cao su xuất khẩu bình quân trong 8 tháng đầu năm 2011 đã đạt khoảng 4.323 USD/tấn, tăng 57,56% so với cùng kỳ năm 2010.
Dự báo, giá cao su xuất khẩu sẽ tăng cao trở lại trong thời gian tới do nhu cầu từ các nước sản xuất ô tô chính của châu Á tăng mạnh vào những tháng cuối năm nay.
2. Về kim ngạch xuất khẩu:
Theo số liệu thống kê chính thức, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 8/2011 đạt 81,4 nghìn tấn với kim ngạch đạt 344,45 triệu USD, tăng nhẹ cả lượng và kim ngạch so với tháng 7/2011 lần lượt là 1,7% và 1,2%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2010 lại giảm 17,8% về lượng nhưng vẫn tăng 25,6% về kim ngạch. Nâng tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước 8 tháng đầu năm 2011 lên 449,7 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,94 tỷ USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 64,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010.
Năm 2011 nhu cầu về cao su thiên nhiên sẽ vẫn tiếp tục tăng, tuy không mạnh như năm 2010 nhưng xu hướng tăng nhẹ này vẫn có thể duy trì đến cuối năm, trong trường hợp giá giảm do thời vụ nguồn cung dồi dào thì mức biến động cũng sẽ ít hơn so với đầu năm. Sản lượng cao su của nước ta năm 2011 tăng khoảng 4% so với năm ngoái và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất (chủ yếu từ Campuchia).
Dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011 của Việt Nam có thể đạt khoảng 3,67 tỷ USD với khối lượng hơn 820.000 tấn.
Dự báo xuất khẩu cao su năm 2011
|
Khối lượng (tấn) r=12,8 %
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ghi chú: r – Sai số dự báo trong mẫu * Số thực hiện ** Số dự báo)
3. Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc tiếp tục là đối tác chính của Việt Nam trong xuất khẩu cao su. Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc trong tháng 8 tăng trưởng nhẹ so với tháng trước (tăng 6,7% về lượng và tăng 7,16% về kim ngạch), đạt xấp xỉ 52,5 nghìn tấn với kim ngạch đạt 223,83 triệu USD. Còn so với cùng kỳ năm 2010 lại giảm 18,45% về lượng nhưng vẫn tăng tới 35,81% về kim ngạch. Tính chung 8 tháng đầu năm 2011, tổng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này đạt 274,83 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,16 tỷ USD, tăng 8,87% về lượng và tăng tới 72,97% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010 do lợi thế về giá. Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng để xuất khẩu cao su sang Trung Quốc trong tháng 8/2011 là: TTR, TT, LC, DP, DA, Cash, CAD.
Hiện nay, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động nhập khẩu cao su thiên nhiên theo cơ chế thị trường tự do tại cặp cửa khẩu Lục Lầm – La Phù đối với tất cả các doanh nghiệp và thương gia của họ. Hoạt động xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên đã xuất hiện trạng thái ngưng kể từ ngày 5/9 đến nay. Phía đối tác tạo ra tình huống này làm cho các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam rất khó dự đoán, dự báo tình hình, trong khi nhu cầu thực tế của thị trường Trung Quốc vẫn rất mạnh đối với mặt hàng nguyên liệu cao su thiên nhiên. Tình hình này chắc chắn làm cho nhu cầu thực tế về cao su thiên nhiên tại thị trường Trung Quốc sẽ căng thẳng hơn. Các nhà máy sản xuất săm lốp ở Trung Quốc sẽ phải sử dụng cao su nhân tạo nhiều hơn để bù đắp về sự thiếu hụt cao su thiên nhiên.
Nếu như trong tháng 7/2011, xuất khẩu cao su sang các thị trường chính đều tăng trưởng ổn định thì sang tháng 8 lại có xu hướng sụt giảm. Xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia trong tháng 8/2011 sụt giảm khá so với tháng 7/2011 (giảm 20,25% về lượng và 19,51% về kim ngạch), đạt hơn 5 nghìn tấn với kim ngạch đạt 20,74 triệu USD. Đồng thời, so với cùng kỳ năm 2010 cũng giảm khá mạnh về lượng là 35,61% và giảm nhẹ 2,2% về kim ngạch. Tính đến hết tháng 8/2011, tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước sang thị trường này đạt 32,9 nghìn tấn với kim ngạch đạt hơn 142 triệu USD, tăng cả lượng và kim ngạch lần lượt là 21,6% và 100,15%. Phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu cao su sang thị trường này trong tháng 8/2011 là TT; tiếp theo là TTR, LC, Cash, DP, CAD.
Tuy nhiên, xuất khẩu cao su sang một số thị trường khác lại có mức tăng trưởng đáng kể như: Hồng Kông (tăng 187,29% và 178,99%); CH Séc (tăng 145% về lượng và 136,98% về kim ngạch); Ucraina (tăng 100,62% về lượng và 94,02% về kim ngạch)…
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của nước ta 8 tháng đầu năm 2011 sang hầu hết các thị trường đều tăng mạnh so với cùng kỳ do lợi thế về giá. Duy chỉ có 2 thị trường xuất khẩu của Việt Nam là Singapore và Ấn Độ suy giảm về kim ngạch. Cụ thể: Singapore giảm 72,23% và Ấn Độ giảm 21,3%.
Đáng chú ý, tuy lượng cao su xuất khẩu sang 2 thị trường Phần Lan và Ucraina 8 tháng đầu năm 2011 không lớn nhưng lại là 2 thị trường có mức tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm 2010. Cụ thể: Phần Lan (tăng 4.990% về lượng và 7.321,32% về kim ngạch), đạt hơn 2 nghìn tấn với kim ngạch đạt hơn 10 triệu USD; Ucraina (tăng 2.404,76% về lượng và 3.567,16% về kim ngạch), đạt 526 nghìn USD với kim ngạch đạt 2,45 triệu USD.
Hiện nay, người dân Việt Nam trồng và cung cấp mủ cao su dưới hai hình thức: đại điền (trồng ở những vùng lớn) và tiểu điền (trồng ở những hộ gia đình nhỏ). Do bị ảnh hưởng bởi nguồn thông tin về cao su bị pha tạp chất lạ làm giảm chất lượng mủ, mà rất nhiều doanh nghiệp thay vì thu mua ở những tiểu điền (cung cấp 2/3 sản lượng mủ cao su cả nước) đã chuyển sang thu mua tại những đại điền (chỉ cung cấp 1/3 sản lượng). Với việc thay đổi này, khiến các thương nhân Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc mua cao su với giá rẻ, và nếu Trung Quốc ngưng mua thì Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn trong việc xuất khẩu cao su.
Để đảm bảo cho việc xuất khẩu không bị ngưng trệ, tránh tình trạng trả hàng, cũng như uy tín thương hiệu cao su Việt được giữ vững, doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu mủ cao su từ người dân, cũng như tìm kiếm những thị trường xuất khẩu khác ngoài Trung Quốc.
(ThuongmaiVietnam)