(VINANET) – Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam và Đức có một bề dày quan hệ hợp tác thương mại và có cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam có nhu cầu lớn về phát triển những lĩnh vực kinh tế mà Đức có lợi thế về công nghệ so với nhiều nước công nghiệp khác nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho mục tiêu tăng cường xuất khẩu sang Đức nói riêng và Châu Âu nói chung.
CHLB Đức không chỉ là đối tác song phương trực tiếp với Việt Nam mà đây còn là một trong số ít đối tác chiến lược của Việt Nam, Đức cũng là cửa ngõ cho hàng Việt Nam sang thị trường các nước Liên minh Châu Âu (EU). Việt Nam xuất khẩu sang Đức những mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, da giầy, thủy sản, cà phê..., đồng thời nhập khẩu từ thị trường này những mặt hàng như máy móc thiết bị, hóa chất, sản phẩm công nghệ cao…
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã xuất khẩu sang Đức 4,1 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Đức gồm có điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, cà phê, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện…. trong số những mặt hàng sang Đức thỉ điện thoại và linh kiện có kim ngạch cao nhất 1,1 tỷ USD, chiếm 26,8% tổng kim ngạch, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước giảm 17,61% so với 10 tháng năm 2013.
Đứng thứ hai về kim ngạch là 627,8 triệu USD, tăng 21,37%; kế đến là giày dép đạt 463,2 triệu USD, tăng 36,93%....
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường Đức, các mặt hàng đều giảm kim ngạch. Số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chiếm trên 62%, trong đó xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu giảm mạnh nhất, giảm 46,93%, tương đương với 41,8 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng trưởng mạnh, tăng 469,92%, đạt 8,6 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Đức 10 tháng 2014 – ĐVT: USD
|
KNXK 10T/2014
|
KNXK 10T/2013
|
% so sánh+/- KN
|
Tổng KN
|
4.158.349.668
|
3.886.453.390
|
7,00
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
1.116.443.754
|
1.355.075.052
|
-17,61
|
hàng dệt, may
|
627.854.475
|
517.315.304
|
21,37
|
giày dép các loại
|
463.222.182
|
338.290.177
|
36,93
|
Cà phê
|
415.892.792
|
301.284.468
|
38,04
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
233.278.657
|
268.594.394
|
-13,15
|
Hàng thủy sản
|
200.107.661
|
168.052.040
|
19,07
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
146.753.988
|
102.047.210
|
43,81
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
113.104.602
|
108.646.415
|
4,10
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
97.698.244
|
93.409.036
|
4,59
|
gỗ và sản phẩm
|
85.498.883
|
76.800.767
|
11,33
|
sản phẩm từ sắt thép
|
85.486.756
|
79.177.126
|
7,97
|
cao su
|
47.974.569
|
63.622.978
|
-24,60
|
Hạt tiêu
|
41.824.546
|
78.807.928
|
-46,93
|
Hạt điều
|
34.708.429
|
26.309.386
|
31,92
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
31.972.662
|
13.329.657
|
139,86
|
sản phẩm mây, tre, cói thảm
|
23.304.404
|
18.606.909
|
25,25
|
sản phẩm từ cao su
|
21.868.163
|
12.927.797
|
69,16
|
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
|
12.897.098
|
8.498.091
|
51,76
|
sản phẩm gốm, sứ
|
10.147.161
|
16.405.908
|
-38,15
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
9.983.179
|
10.736.351
|
-7,02
|
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
8.620.848
|
1.512.629
|
469,92
|
Hàng rau quả
|
7.854.760
|
8.549.926
|
-8,13
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
5.506.536
|
6.711.725
|
-17,96
|
Sản phẩm hóa chất
|
5.251.067
|
5.128.869
|
2,38
|
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
4.305.635
|
3.988.572
|
7,95
|
Chè
|
3.263.969
|
3.841.007
|
-15,02
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
1.770.961
|
2.268.436
|
-21,93
|
Ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam đã chỉ ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những phương pháp tiếp cận thị trường Đức. Cụ thể, các doanh nghiệp cần phân tích thông tin tại văn phòng về xu hướng thị trường Đức, xu hướng tiêu dùng, tìm hiểu về những sản phẩm phù hợp, các yêu cầu của thị trường về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tham gia những hội chợ thương mại uy tín tại Đức như một kênh giới thiệu và phân phối hàng hóa hữu hiệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tham dự những diễn đàn và các sự kiện giao thương để nắm bắt thông tin thị trường và tiếp cận đối tác tiềm năng; quan tâm tới đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh, văn hóa kinh doanh ở thị trường Đức...
Còn Tiến sỹ Benno Bunse, Cục Thương mại và Đầu tư CHLB Đức cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động của mình sang Đức cũng như sang các thị trường Châu Âu.