(VINANET) - Dẫn số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, lượng thép nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt gần 5,71 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 4,22 tỉ USD.

Theo đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 14,99% so với cùng kỳ trong khi tổng sản lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng 16,25% (xấp xỉ 798 nghìn tấn).

Đáng lưu ý là dù thị trường tiêu thụ nội địa gặp khó khăn, nhưng tổng sản lượng thép thành phẩm nhập khẩu đạt 3,7 triệu tấn, trị giá trên 3 tỷ USD, tăng 7,26% về lượng và tăng 1,63% về trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 6/2012, nhập khẩu mặt hàng này lại giảm so với tháng liền kề trước đó, giảm 4,4% về lượng và giảm 4,6% về trị giá tương đương với 636,7 nghìn tấn đạt 529,6 triệu USD.

Hiệp hội Thép Việt nam cho biết, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đáp ứng 100% nhu cầu thị trường trong nước về thép xây dựng, ống thép hàn, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, thép cán nguội. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70-80% sắt thép phế, gần 20% phôi thép, 100% thép cuộn cán nóng, 100% điện cực, than mỡ luyện cốc….

Về thị trường nhập khẩu – 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với trên 1 triệu tấn sắt thép, chiếm 28,2% tỷ trọng, kim ngạch 837,5 triệu USD, tăng 29,31% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc là Nhật Bản với lượng nhập là 962 nghìn tấn, trị giá 732,2 triệu USD tăng 4,4% về lượng nhưng giẩm 2,81% về trị giá so với 6 tháng 2011.

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay nhập khẩu sắt thép giảm ở hầu khắp các thị trường, chỉ có một số thị trường tăng trưởng, nhưng con số này chỉ chiếm 32%.

Cũng theo Hiệp hội, sản xuất thép 6 tháng đầu năm 2012 đạt trên 4,6 triệu tấn, giảm 3,39% so với cùng kỳ năm 2011. Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng tăng trưởng chậm trong quý I và giảm dần trong quý II.

Dù các doanh nghiệp đã tiết giảm sản xuất nhưng tiêu thụ thấp khiến cho tồn kho các sản phẩm thép tăng so với các tháng đầu năm.

Dự kiến, quý III, quý IV tiêu thụ thép sẽ tăng lên khi Nghị quyết 13/NQ-CP thực sự phát huy hiệu quả. Hiệp hội thép Việt Nam dự báo tăng trưởng tiêu thụ thép năm 2012 là khoảng 4%.

Thị trường nhập khẩu sắt thép 6 tháng 2012

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

KNNK 6T/2012

KNNK 6T/2011

% so sánh

Lượng

trị giá

Lượng

trị giá

Lượng

trị giá

Tổng KN

3.759.287

3.061.088.469

3.504.730

3.011.861.678

7,26

1,63

Trung Quốc

1.061.024

837.525.781

820.529

720.761.888

29,31

16,20

Nhật Bản

962.639

732.206.532

922.055

753.370.162

4,40

-2,81

Hàn Quốc

773.277

710.356.176

714.051

675.419.558

8,29

5,17

Đài Loan

380.869

322.983.460

355.946

330.202.158

7,00

-2,19

Nga

257.313

163.028.629

71.089

51.013.886

261,96

219,58

Malaixia

82.601

67.263.754

251.488

175.441.055

-67,16

-61,66

Braxin

37.427

23.166.997

59.498

36.840.104

-37,10

-37,11

Indonesia

30.156

29.789.957

36.909

30.576.992

-18,30

-2,57

Ấn Độ

29.793

30.770.668

18.738

22.497.885

59,00

36,77

Ôxtrâylia

22.557

14.397.182

25.568

15.816.775

-11,78

-8,98

Thái Lan

18.299

24.966.523

107.628

83.880.491

-83,00

-70,24

Pháp

15.430

12.958.892

4.458

5.685.937

246,12

127,91

Hà Lan

11.673

7.822.776

4.130

3.465.244

182,64

125,75

Bỉ

6.147

4.527.365

11.851

8.477.341

-48,13

-46,59

Đức

6.112

11.768.892

7.878

10.980.059

-22,42

7,18

Canada

5.792

3.770.552

11.390

6.591.132

-49,15

-42,79

Nam Phi

4.776

3.934.225

534

1.596.958

794,38

146,36

Newzealand

4.066

2.086.512

9.604

5.795.343

-57,66

-64,00

Hoa Kỳ

4.055

5.331.495

36.317

25.614.132

-88,83

-79,19

Tây Ban Nha

3.564

4.059.164

3.264

5.981.578

9,19

-32,14

Singapore

3.509

6.252.486

4.920

8.071.903

-28,68

-22,54

Thụy Điển

1.865

1.939.164

1.257

1.672.824

48,37

15,92

Italia

905

1.061.025

1.387

1.932.279

-34,75

-45,09

Hồng Kông

881

1.542.819

904

1.522.975

-2,54

1,30

Phần Lan

836

3.017.092

1.224

4.895.562

-31,70

-38,37

Philippin

677

697.118

1.665

1.221.783

-59,34

-42,94

Đan Mạch

244

382.567

33

141.502

639,39

170,36

Anh

130

365.599

698

1.081.116

-81,38

-66,18

Hiện nay, trên thị trường thép Trung Quốc giá rẻ đang dìm thép Việt Nam. Các doanh nghiệp (DN) thép đang chịu nhiều sức ép bủa vây. Ở trong nước thì tình trạng ế ẩm chưa chấm dứt, khó khăn vốn chưa được giải quyết. Thời gian qua, ngoài vấn đề tiêu thụ chậm, lãi suất cao thì DN thép Việt Nam đang chịu sức ép từ sản phẩm nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, bởi sản phẩm nhập khẩu có lợi thế về lãi suất, thuế, trợ giá. Khi vào thị trường VN, giá thép cuộn của họ rẻ hớn thép trong nước hơn 1 triệu đồng/tấn. DN VN rất khó cạnh tranh với nội địa.

Tổng giám đốc Thép Hoà Phát cho biết thêm, hiện nay thị trường phía Nam đang nhập khẩu 200.000 -300.000 tấn thép dây từ Trung Quốc, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nguy cơ thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam là khó tránh khỏi.

Cùng lo lo lắng như đại diện thép Hoà Phát, Thép Tây Đô (Cần Thơ) cho rằng, điều quan trọng là Nhà nước có biện pháp ngăn chặn thép Trung Quốc vào Việt Nam, bởi nếu cạnh tranh sòng phẳng thì DN Việt chào thua về giá và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường, nhường sân chơi cho các nhà sản xuất nước bạn.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thép thế giới cũng không sáng sủa, đặc biệt, sản lượng thép thế giới tăng lên, nhất là Trung Quốc, mỗi năm sản xuất trên 700 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng thép thế giới. Nhưng hiện tại bất động sản Trung Quốc lại gặp vấn đề, nhu cầu tiêu thụ sắt thép giảm mạnh, lượng thép này dư thừa, chắc chắn sẽ làm cho ngành sản xuất thép của nhiều nước gặp khó khăn, trong đó có Việt Nam.

Thép Trung Quốc tại Việt Nam đang có giá rẻ hơn thép của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra bởi các doanh nghiệp thép Trung Quốc được hưởng lãi vay rất thấp chỉ 5% bằng 1/3 lãi suất các doanh nghiệp thép Việt Nam đang chịu, hơn nữa sản xuất với sản lượng lớn, chính vì vậy mà họ có lợi thế lớn về giá.

Trước đây Nhà nước đã điều chỉnh mức thuế, nhưng đến nay vẫn không cản được thép xây dựng của Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện thép cuộn của Trung Quốc đang thâm nhập mạnh tại thị trường Việt Nam, thép cây chưa thâm nhập được là do thương hiệu còn xa lạ với khách hàng Việt Nam, nhưng với lợi thế giá rẻ, không sớm thì muộn thép câyTrung Quốc cũng sẽ vào Việt Nam.

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép VN cho rằng, trong bối cảnh khó khăn thị trường trong nước và cạnh tranh của DN nước ngoài, DN trong nước phải đoàn kết cùng nhau hỗ trợ vượt qua khó khăn, giữ giá thị trường. Bởi DN nước ngoài sẽ nghe ngóng tình hình giá cả, tiếp tục có những đợt giảm giá mới. Bên cạnh đó, để tìm đầu ra cho ngành thép, bản thân các DN cần giảm tiêu hao nhiên liệu đầu vào, tìm hợp đồng mới, hướng thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi, tập trung vào sản xuất thép mạ kẽm, tôn,…

Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của DN thì Ngân hàng cần có những phương án hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp hơn. Để giảm giá thành thì phải có vốn lãi suất thấp phục vụ sản xuất, mở rộng nhà xưởng bởi một số DN không vay được vốn ngân hàng nên phải tìm cách xoay vốn lưu động lãi suất cao.

Nguồn: Vinanet