VINANET - Theo số liệu thống kê, tháng 4/2011 cả nước đã nhập khẩu 60,4 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, giảm 25,34% so với tháng liền kề, tính chung 4 tháng năm 2011, cả nước đã nhập khẩu 237,9 triệu USD, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm 2010.

Hoa Kỳ, Niudilan, Hà Lan… là những thị trường chính cung cấp mặt hàng sữa và sản phẩm cho Việt Nam từ đầu năm. Nếu như tháng 4/2011 Hoa Kỳ là thị trường cung cấp chính mặt hàng này cho Việt Nam với kim ngạch đạt cao nhất, đạt 15,5 triệu USD, giảm 32,6% so với tháng 3, tính chung 4 tháng đầu năm thì nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ thị trường Hoa Kỳ lại đứng thứ 2 sau Niudilan với kim ngạch đạt 59,5 triệu USD, tăng 88,78% so với cùng kỳ năm 2010.

Đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa trong tháng 4 là thị trường Niudilan với 14,1 triệu USD, giảm 29,69% so với tháng 3, nhưng tính chung 4 tháng năm 2011 thì nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ thị trường này đạt kim ngạch cao nhất, đạt 72,3 triệu USD, chiếm 30,4% trong tổng kim ngạch, tăng 27,73% so với 4 tháng đầu năm 2010.

Nhìn chung, nhập khẩu sữa trong tháng 4 đều giảm về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Nguyên nhân nhập khẩu sữa trong tháng giảm có thể do Thông tư 122. Theo thông tư này quy định thì các nhà nhập khẩu sữa phải đăng ký giá bán với cơ quan chức năng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa là do tỷ giá liên tục lên cao.

Hiện trên thị trường hàng loạt mặt hàng sữa nhập khẩu được tiêu thụ trên thị trường trong nước vẫn không ngừng tăng giá với mức 5-10%, với lý do chính phí đầu vào nhảy vọt.

Theo các chủ cửa hàng bán lẻ, cũng như các nhà phân phối các loại sữa bột nhập khẩu như Dumex, Abbott, Enfagrow....giá cả các loại mặt hàng này đã liên tục tăng giá trong thời gian vừa qua. Điển hình, như trong ngày 16/4, nhiều nhà phân phối đã chính thức thông báo điều chỉnh giá sữa bột thêm 5% đến 10%.

Theo các nhà phân phối, nguyên nhân chính được các hãng sữa đưa ra để tăng giá đó là chi phí đầu vào tăng cao. Cụ thể như tỷ giá liên tục tăng cao, hay thuế nhập khẩu sữa cũng tăng từ 5% lên 10%. Đặc biệt, chi phí mua nguyên liệu cũng tăng mạnh từ 10-30%... Tất cả những điều này đã tác động lên giá sữa tiêu thụ ra thị trường.

Như vậy, mặc dù trong thời gian qua các biện pháp bình ổn giá sữa của cơ quan chức năng liên tục được đưa ra, nhưng các hàng sữa vẫn phớt lờ và tăng giá khá vô tư. Điều này làm dấy lên một mối lo ngại, về việc tăng vô tội vạ của một mặt hàng được coi là khá nhạy cảm.
Dẫn nguồn từ kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong ba năm từ 2008-2010, sữa bột ở nước ta tăng giá tới 16 lần, mỗi lần tăng từ 3-10%, một con khá lớn so với độ tăng thu nhập của người Việt Nam. Một điều có thể nhận thấy là, cứ mỗi tháng sẽ có ít nhất hơn một lần sữa lại bị điều chỉnh tăng giá.

Theo nhiều chuyên gia, hiện tại giá sữa tiêu thụ trong nước đang tăng rất bất hợp lý và cao hơn gấp 3 -4 lần so với thực tế. Vì vậy, các cơ quan  chức năng cần có những biện pháp mạnh hơn nữa để khống chế tình trạng này, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Cũng theo các chuyên gia, việc giá sữa có thể tăng bất hợp lý trong thời gian qua đóng góp một phần không nhỏ là việc sính ngoại của khá nhiều bà mẹ Việt. Nguyên nhân là do họ nghĩ rằng các loại sữa ngoại mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của con em mình.
Còn theo đại diện Cục quản lý giá, Bộ Tài Chính, sắp tới Cục sẽ tổ chức một đoàn thanh tra để kiểm tra 24 doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, trong đó có sữa bột nhập khẩu. Qua đợt kiểm tra này, Cục quản lý giá sẽ tìm ra nguyên nhân cũng như những giải pháp thích hợp để bình ổn mặt hàng này.

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tháng 4, 4 tháng năm 2011

ĐVT: USD
 
KNNK T4/2011
KNNK 4T/2011
KNNK 4T/2010
% tăng giảm KN so với T3/2011
% tăng giảm so với cùng kỳ
Tổng KNNK
60.438.113
237.925.327
225.536.827
-25,34
+5,49
Hoa Kỳ
15.506.956
59.525.020
31.531.295
-32,61
+88,78
Niudilân
14.117.065
72.330.875
56.628.809
-29,69
+27,73
Hà Lan
7.780.515
28.730.406
42.804.886
+34,66
-32,88
Oxtrâylia
3.809.759
10.980.316
9.663.890
-10,83
+13,62
Pháp
2.620.825
8.133.460
7.530.528
-20,85
+8,01
Thái Lan
2.527.648
8.883.922
10.529.216
-28,24
-15,63
Ba Lan
1.756.477
7.767.341
7.224.400
-27,78
+7,52
Đan Mạch
1.703.609
3.807.225
6.355.087
+315,63
-40,09
Đức
1.688.718
4.847.758
2.500.469
+26,20
+93,87
Tây ban Nha
1.126.609
3.585.342
3.860.511
+192,27
-7,13
Philippin
471.332
1.348.124
958.911
+22,80
+40,59
Hàn Quốc
173.613
2.510.058
3.182.571
-6,88
-21,13
Malaisia
 
1.735.272
7.761.195
*
-77,64

(Ng.Hương)

Nguồn: Vinanet