(VINANET) - Là một trong những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu đạt 1 tỷ USD, năm 2013 Việt Nam đã chi 1,87 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 4,98% so với năm 2012.

Nguồn cung chính mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam là Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức…trong đó Pháp là nguồn cung chính, chiếm 14,2% thị phần, tuy nhiên năm 2013, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này lại giảm nhẹ, giảm 0,71%.

Nguồn cung chính thứ hai sau thị trường Pháp là Ấn Độ đạt kim ngạch 247,8 triệu USD, tăng 5,12%; kế đến là Hàn Quốc với 159,3 triệu USD, giảm 12,68%...

Nhìn chung, năm 2013, trong 10 thị trường chính cung cấp dược phẩm cho Việt Nam thì số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm đến 70%, trong đó nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Thụy Sỹ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 51,20%, kế đến là Bỉ tăng 14,66%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2013 – ĐVT: USD

Thị trường
KNNK năm 2013
KNNK năm 2012

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tổng KNNK
1.879.519.359
1.790.351.546
4,98
Pháp
250.863.510
252.657.648
-0,71
Ấn Độ
247.831.913
235.757.494
5,12
Hàn Quốc
159.343.952
182.473.614
-12,68
Đức
147.459.877
144.506.546
2,04
Thuỵ Sỹ
115.325.649
76.275.806
51,20
Italia
97.457.255
94.109.469
3,56
Anh
78.719.010
73.725.540
6,77
Bỉ
71.667.394
62.505.832
14,66
Hoa Kỳ
70.012.422
68.876.935
1,65
Thái Lan
61.118.611
160.219.216
-61,85
Trung Quốc
44.502.000
43.943.518
1,27
Oxtrâylia
42.067.675
40.882.973
2,90
Tây Ban Nha
39.442.395
28.195.251
39,89
Thuỵ Điển
32.932.450
32.876.794
0,17
Áo
32.243.756
26.684.550
20,83
Hà Lan
23.474.204
28.250.116
-16,91
Indonesia
22.711.050
23.798.574
-4,57
Achentina
21.766.841
24.624.783
-11,61
Đan Mạch
19.979.237
15.575.702
28,27
Nhật Bản
17.005.379
19.400.475
-12,35
Đài Loan
15.835.752
18.948.828
-16,43
Ba Lan
15.706.569
16.232.884
-3,24
Xingapo
12.913.290
12.470.932
3,55
Malaixia
12.331.689
7.517.944
64,03
Canada
8.556.932
9.089.752
-5,86
Philippin
8.436.557
21.932.337
-61,53
Nga
3.515.332
5.050.323
-30,39


Được biết, từ 01/01/2014, thuốc chữa bệnh nhập khẩu phi mậu dịch không quá 100 USD/lần. Đó là một trong những quy định tại Quyết định số 42/2013/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuốc dùng cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định, thuốc xuất khẩu, nhập khẩu theo đường phi mậu dịch gồm: quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hành lý cá nhân của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh.

Thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu để sử dụng cho bản thân, gia đình hoặc cho các cá nhân làm việc tại tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu thuốc phi mậu dịch nêu trên.

Quyết định cũng quy định các loại thuốc cấm xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch là: các loại nguyên liệu làm thuốc và các loại thuốc thành phẩm có chứa hoạt chất trong Danh mục hoạt chất cấm xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Y tế ban hành.

Trong Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030 được Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam phê duyệt, thì đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng, Việt Nam sẽ tự cung cấp thuốc chuyên khoa đặc trị, vắc-xin sinh phẩm, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc.

được nguyên liệu làm thuốc.

Theo đó, trong thời gian trên, Việt Nam sẽ từng bước cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân với chất lượng đảm bảo và giá thành hợp lý, ngành dược trong nước sẽ đủ sức phục vụ cho chữa bệnh, an ninh quốc phòng và thiên tai, dịch bệnh.

Ngành công nghiệp dược tập trung trọng tâm vào việc phát triển thuốc generic, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu. Bên cạnh đó ưu tiên phát triển công nghiệp hóa dược phát triển thế mạnh của Việt Nam trong phát triển sản xuất vắc-xin, thuốc từ dược liệu, phát triển hệ thống cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp, đưa ngành dược Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành dược phấn đấu đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 20% nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước; thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% nhu cầu tiêu thụ trong năm, vắc xin đáp ứng 100% nhu cầu tiêm chủng mở rộng va 30% nhu cầu tiêm dịch vụ.

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ “tự chủ” được thuốc điều trị bệnh đồng thời sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị; chủ động sản xuất được vắc-xin sinh phẩm phòng chống dịch bệnh sản xuất được nguyên liệu làm thuốc.

Nhà nước sẽ có chính sách ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế đồng thời hạn chế nhập khẩu nguồn nguyên liệu, thuốc Việt Nam đã sản xuất được. Việt Nam sẽ quy hoạch cụ thể vùng dược liệu, hệ thống công nghiệp dược, hệ thống phân phối, kiểm nghiệm, nghiên cứu… để phát triển đồng bộ ngành công nghiệp dược.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/TCHQ, Dân trí

Nguồn: Vinanet