(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 963,3 triệu USD hàng dược phẩm, tăng 8,27% so với nửa đầu năm 2013. Trong số những thị trường cung cấp mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam thì Ấn Độ là thị trường chính, chiếm 13,6% thị phần, đạt 131,1 triệu USD, tăng 13,54%.

Thị trường có kim ngạch nhập lớn thứ hai là Pháp, với 106,6 triệu USD, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này lại giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm 17,33%.

Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng kim ngạch là thị trường Đức, đạt 95,9 triệu USD, tăng 35,18%.

Nhìn chung, 10 thị trường chính cung cấp dược phẩm cho Việt Nam, chiếm 69,5%, đạt kim ngạch 670,1 triệu USD.

Về tốc độ nhập khẩu dược phẩm trong nửa đầu năm nay, thì phần lớn đều có tốc độ tăng trưởng dương ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 39,2%, trong đó nhập khẩu từ thị trường Nga có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 59,3%, tương đương với 605,2 nghìn USD.

Thống kê  sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dược phẩm 6 tháng 2014 – ĐVT: USD

Thị trường
KNNK 6T/2014
KNNK 6T/2013
% so sánh
Tổng KNNK
963.398.654
889.820.597
8,27
Ấn Độ
131.157.247
115.520.860
13,54
Pháp
106.628.518
128.973.499
-17,33
Đức
95.945.061
70.974.515
35,18
Hàn Quốc
78.306.081
74.201.913
5,53
Anh
60.390.430
37.462.215
61,20
Italia
53.958.222
43.958.700
22,75
Thuỵ Sỹ
53.111.043
46.772.696
13,55
Hoa Kỳ
33.085.046
28.668.203
15,41
Bỉ
32.204.869
34.194.474
-5,82
Thái Lan
25.328.914
29.256.025
-13,42
Trung Quốc
24.839.552
21.453.108
15,79
Ai Len
23.613.408
32.284.052
-26,86
Oxtrâylia
22.860.623
20.608.191
10,93
Áo
21.228.021
15.326.352
38,51
Tây Ban Nha
14.305.718
15.378.759
-6,98
Thuỵ Điển
14.052.412
17.102.653
-17,83

Indonesia

13.954.907
10.760.554
29,69
Hà Lan
12.992.708
11.526.510
12,72
Ba Lan
10.181.860
7.619.033
33,64
Đan Mạch
9.622.119
8.127.145
18,39
Nhật Bản
9.081.329
7.610.384
19,33
Achentina
8.194.588
12.439.250
-34,12
Đài Loan
7.461.098
7.660.550
-2,60
Xingapo
6.802.355
6.566.685
3,59
Malaixia
6.320.689
5.806.195
8,86
Canada
4.206.249
4.264.853
-1,37
Philippin
2.864.486
4.210.671
-31,97
Nga
605.275
1.487.239
-59,30

Về tình hình thị trường dược phẩm 6 tháng đầu năm. Theo Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, mặc dù một số thời điểm dịch bệnh (như sởi, chân tay miệng, sốt xuất huyết...) có diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân mắc bệnh gia tăng nhưng nguồn cung ứng các mặt hàng thuốc phục vụ nhu cầu phòng và điều trị các dịch bệnh nói riêng và phòng bệnh, chữa bệnh nói chung vẫn được đảm bảo, giá các mặt hàng thuốc trên thị trường cơ bản ổn định trong 6 tháng đầu năm 2014.

Giá bán lẻ trên thị trường của một số thuốc nội và ngoại ổn định như: Amoxilin nhộng/500mg vỉ 10 viên (Cty CP Hoá-Dược phẩm Mekophar) có giá 6.000đ/vỉ, Hoạt huyết dưỡng não vỉ 10 viên (Cty CP Traphaco) có giá 13.000đ/vỉ, Cảm xuyên khương vỉ 10 viên (Cty CP DP Yên Bái) có giá 6.000đ/vỉ, Zinnat 250mg (Glaxo Operation UK Ltd) có giá 6.000đ/gói, Losec 20mg (AstraZeneca Singpore Pte.,Ltd) có giá 26.000đ/gói....

Sản xuất thuốc trong nước, theo Cục Quản lý dược – Bộ Y Tế, tính đến 02/6/2014 có 183 mặt hàng thuốc kê khai, 96 mặt hàng thuốc kê khai lại. Về mặt hàng thuốc nhập khẩu, có 187 mặt hàng thuốc kê khai, 22 mặt hàng thuốc kê khai lại. Nhìn chung, các mặt hàng điều chỉnh tăng giá (kê khai lại giá) chiếm một phần không đáng kể, chiếm 0,088% -0,38% trong tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường.

Thuốc tại các cơ sở y tế công lập thực hiện đấu thầu theo quy định tại TTLT số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 của Liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, TTLT số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 sửa đổi, bổ sung TTLT số 01/20112/TTLT-BYT-BTC và Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

Theo kết quả trúng thầu của 10 bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và 16 Sở Y tế báo cáo: So sánh trị giá tiền mua thuốc theo số lượng tại kế hoạch đấu thầu và theo giá thuốc trúng thầu theo quy định mới (năm 2013) của các mặt hàng chứa 20 hoạt chất có tỷ trọng sử dụng cao nhất tại các cơ sở y tế (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại bệnh viện) cho thấy giá thuốc trúng thầu giảm 35,33% và tiết kiệm được số tiền tương ứng là 379,184 tỷ đồng.

Về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Giá nhập khẩu thuốc nhìn chung có biến động tăng/giảm, phần lớn các mặt hàng thuốc biến động tăng/giảm không lớn; tuy nhiên, vẫn có một số thuốc có giá biến động mạnh. Giá nhập khẩu một số thuốc: Goldtomax Fort hộp/3 vỉ x 10 viên nhập từ Pakixtan có giá 0,58USD/hộp, tăng 32%; Fujiject (Cefepime 2G) hộp/1 lọ + 1 ống vô khuẩn 5ml nhập từ Trung Quốc có giá 5USD/hộp, tăng 35%; Solupred 5Mg (Prednisolone) có giá 4,31 USD/hộp, tăng 20%.Mexams (Montelukast Sodium) nhập từ Ấn độ có giá 5USD/hộp, giảm 58%; Oxifide 200Mg hộp/1 vỉ x 10 viên nhập từ Ấn Độ có giá 2,5 USD/hộp, giảm 28,6%; Mitotax hộp 1 lọ 100 Mg/16,7Ml nhập từ Ấn Độ có giá 48,94 USD/hộp, giảm 10,7%...

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Cục Quản lý giá Bộ Tài chính

Nguồn: Vinanet