(VINANET) - Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trong tháng sáu do các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh sản xuất sau một mùa bảo trì định kỳ, nhưng nhập khẩu quặng sắt và đồng có dấu hiệu giảm xuống và một cuộc điều tra trong thế chấp các kim loại đã thắt chặt tín dụng.
Nhập khẩu đậu tương được dự kiến tăng so với tháng trước, nhưng các đơn đặt hàng đã được ký kết vào cuối năm 2013. Lợi nhuận giảm, đã làm giảm giá mua ngay kể từ quý đầu tiên của năm, được thiết lập ảnh hưởng đến nhập khẩu kể từ tháng 7 trở đi.
Một cuộc thăm dò của Reutes cho biết, kinh tế của Trung Quốc có thể ổn định trong quý thứ II với mức tăng trưởng hàng năm giữ vững ở mức 7,4%, cho thấy sự tăng trưởng đã ổn định và chính quyển đã nắm bắt thành công sự phục hồi với sự nới lỏng chính sách một cách vừa phải.
Để giữ mức tăng trưởng gần mục tiêu là 7,5 %, Bắc Kinh đã công bố một loạt các biện pháp mới nhất trong số đó là cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng tham gia cho vay tương ứng với khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ.
Chính phủ cũng đã tuyên bố sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng trên khắp cả nước, bao gồm cải tạo khu phố ổ chuột và xây dựng đường sắt trong khu vực miền Trung và miền Tây.
Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, có khả năng tăng nhập khẩu trong tháng 6 so với tháng 5 do nhà máy lọc dầu đã tăng công suất của họ sau thời gian bảo trì cao điểm vào tháng 4 và tháng 5.
Theo tổ chức tư vấn năng lượng ICIS, tỷ lệ sản xuất dầu thô tại nhà máy lọc dầu của công ty PetroChina và Sinopec tăng lên khoảng 82% trong tháng 6 từ 79% trong tháng 5.
Một sự tăng bất ngờ trong một chuỗi các dữ liệu kinh tế tháng 6 , bao gồm cả hoạt động sản xuất và đơn đặt hàng mới, cũng chỉ ra sự phục hồi trong nhu cầu công nghiệp, điều này sẽ hỗ trợ tiêu thụ nhiên liệu.
Trong một dấu hiệu rằng các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có kế hoạch tăng sản xuất, dự trữ kho dầu thô thương mại trong nước đã tăng trong hai tháng liên tiếp tháng 4 và tháng 5 sau khi nhập khẩu dầu thô tăng cao.
Thương nhân cho biết, nhập khẩu đồng dự kiến sẽ giảm trong tháng 6 so với tháng trước sau khi các nhà nhập khẩu giảm mua hàng và ngân hàng Trung Quốc cắt giảm cho vay đối với kim loại nhập khẩu do các nhà chức trách đang điều tra một cáo buộc gian lận tài chính kim loại.
Sự gian lận tài chính bị nghi ngờ tại cảng Thanh Đảo tập trung vào một công ty địa phương, bị cáo buộc sử dụng nhiều hóa đơn kho hàng cho cùng một loại hàng hóa kim loại nhận được vốn vay.
Thương nhân cho biết, các nhà nhập khẩu bắt đầu tăng cường mua từ thị trường quốc tế cuối tháng này nhưng điều đó không có khả năng bù đắp sự sụt giảm mạnh trước đó.
Một thương nhân tại một nhà cung cấp phương Tây cho biết, "nhập khẩu trong tháng 6 sẽ thấp hơn đối với một số lô hàng đồng tinh chế đã được nhập khẩu đến Hàn Quốc".
Sự quay trở lại của đồng anode, kim loại tinh chế, hợp kim và các sản phẩm đồng bán thành phẩm của Trung Quốc đứng ở mức 380.000 tấn trong tháng 5, giảm 15,6% so với tháng trước.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc dự kiến sẽ đã giảm trong tháng 6 so với tháng trước do có sự sụt giảm trong giá quặng sắt tháng 5 ngăn cản sức mua từ các nhà máy thép và các thương nhân trong tiêu dùng hàng đầu thế giới.
Giá quặng sắt giao ngay giảm 13% trong tháng 5, mức giảm lớn nhất trong 12 tháng, và tăng kỳ vọng giá giảm. Doanh thu giảm đã được phản ánh chủ yếu trong các lô hàng của tháng 6.
Trong khi đó, các kho dự trữ tại các cảng chính của Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trên 110 triệu tấn, khuyến khích người mua dự trữ tại một thời điểm khi triển vọng kinh tế không chắc chắn.
Theo số liệu chính thức, xuất khẩu quặng sắt của Australia sang Trung Quốc từ cảng Port Hedland, chiếm gần 1/5 giao dịch toàn cầu, giảm nhẹ hơn trong tháng 6 so với tháng 5, các chuyến hàng đến Trung Quốc vào tháng 6 tụt xuống 29,2 triệu tấn so với mức kỷ lục 29,9 triệu tấn tháng 5.
Theo dự báo từ Bộ Thương mại, nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc – nước mua lớn nhất thế giới, dự kiến đạt 6,77 triệu tấn, tăng 13,4 % so với tháng trước,
Đơn hàng nhập khẩu đã chậm lại kể từ đầu năm, ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay và mở rộng tổn thất khi phải chịu đựng lợi nhuận kém. Theo Bộ Thương mại, nhập khẩu dự kiến tháng 7 sẽ giảm xuống 5,05 triệu tấn.
Nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc ở mức 5,97 triệu tấn trong tháng 5, giảm 8,2% từ 6,50 triệu tấn trong tháng 4.