VINANET - Theo số liệu thống kê TCHQ, thì 5 tháng đầu năm nay nhập khẩu sữa luôn tăng trưởng về kim ngạch. Tháng 5/2011, nhập khẩu mặt hàng này tăng 47,03% so với tháng 4, đạt 88,8 triệu USD và tăng 33,38% so với tháng 5/2010, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm sữa 5 tháng đầu năm lên 326,7 triệu USD, tăng 11,85% so với cùng kỳ năm trước.

 

Niudilan, Hoa Kỳ, Oxtraylia là những thị trường chính cung cấp mặt hàng này trong Việt Nam. Trong đó Niudilan có kim ngạch cao nhất với 25,8 triệu USD trong tháng, tăng 83,01% so với tháng 4 và tăng 197,64% so với tháng 5/2010, nâng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ thị trường này 5 tháng đầu năm lên 96,9 triệu USD, tăng 48,21% so với cùng kỳ năm 2010.

 

Đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa là thị trường Hoa Kỳ với 21,2 triệu USD trong tháng 5, tăng 37,09% so với tháng 4 và tăng 30,84% so với tháng 5/2010, nâng kim ngạch 5 tháng đầu năm 2011 lên 44,3 triệu USD, tăng 86,81% so với cùng kỳ.

 

Đáng chú ý, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ thị trường Hàn quốc trong tháng 5 lại có sự tăng trưởng vượt trội so với tháng 4 (tăng 367,96%) đạt 812,4 nghìn USD.

 

Từ đầu năm đến nay, người tiêu dùng đang phải đối mặt với áp lực lớn về việc giá sữa tăng cao. Nhiều sản phẩm sữa đã điều chỉnh tăng 12% giá bán, thậm chí có sản phẩm đột ngột tăng giá lên đến 20%. Các hãng sữa nội cũng điều chỉnh tăng giá, nhưng ở mức thấp hơn, trong đó hãng Hanco food tăng từ 5-10%, Vinamilk tăng khoảng 12%.

 

Bởi vậy, ngay sau khi Bộ Công Thương ban hành danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu hồi cuối tháng 3 vừa qua, trong đó có cả các chế phẩm sữa cho trẻ em, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng vì sợ giá sữa lại tiếp tục tăng do tăng thuế nhập khẩu.

 

Tuy nhiên, tại công văn số 4388/BTC-CST ngày 5/4/2011 do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn gửi các Bộ, ngành, Hiệp hội về dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu cho thấy, không phải mặt hàng nào cũng bị điều chỉnh tăng thuế.

 

Trong đó, sữa là loại mặt hàng nằm trong số 158 dòng thuế là nguyên liệu sản xuất hoặc có tính chất lưỡng dụng, mặt hàng trong nước không sản xuất được cần duy trì mức thuế suất thấp, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

 

Cụ thể, sản xuất nội địa chỉ mới cung ứng được hơn 20% nhu cầu sữa của cả nước, còn gần 80% vẫn phải dựa vào sữa nhập khẩu. Do vậy, Bộ Tài chính dự kiến không điều chỉnh tăng thuế.

 

Hiện tại thuế suất nhập khẩu sữa của Việt Nam đã ở mức cao nhất trong khu vực, cụ thể là thuế nhập khẩu sữa bột thành phẩm của Singapore là 0%, Indonesia và Thái lan là 5%, trong khi sữa Similac của Ireland cho trẻ nhỏ hay Ensure của Hoa Kỳ cho người cao tuổi và bệnh nhân nhập vào Việt Nam đều chịu mức thuế suất 10%.

 

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tháng 5, 5 tháng năm 2011

 

ĐVT: USD

 

 

KNNK T5/2011

KNNK 5T/2011

KNNK 5T2010

% tăng giảm KN so với T4

% tăng giảm KN so với T5/2010

% tăng giảm so với cùng kỳ

Tổng KNNK

88.862.191

326.787.518

292.161.007

47,03

33,38

11,85

Niudilân

25.836.335

96.918.433

65.392.432

83,01

197,64

48,21

Hoa Kỳ

21.258.698

82.921.059

44.387.165

37,09

30,84

86,81

Oxtrâylia

10.364.971

21.345.287

14.442.026

172,06

101,67

47,80

Hà Lan

7.629.609

36.360.014

52.516.103

-1,94

-20,34

-30,76

Ba Lan

2.586.115

10.353.455

10.772.800

47,23

-29,22

-3,89

Thái Lan

2.538.283

11.422.205

13.881.515

0,42

-24,28

-17,72

Pháp

1.924.044

10.057.504

8.909.391

-26,59

39,54

12,89

Đức

1.549.651

5.498.985

3.215.221

-8,24

118,51

71,03

Đan Mạch

929.690

4.548.994

8.036.817

-45,43

-44,72

-43,40

Hàn Quốc

812.431

3.322.488

3.561.657

367,96

114,31

-6,72

Philippin

393.770

1.741.893

1.281.802

-16,46

21,95

35,89

Malaisia

162.339

1.897.611

8.545.985

*

-83,55

-77,80

Tây ban Nha

117.141

3.702.483

4.738.006

-89,60

-86,65

-21,86


(Ng.Hương)

Nguồn: Vinanet