(VINANET) – Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, tháng 7/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 85,6 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, giảm 16,2% so với tháng 6, tính chung 7 tháng 2014, nhập khẩu mặt hàng này đạt 665,7 triệu USD, tăng 14,43% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ 17 quốc gia trên thế giới, trong đó Niudilân là thị trường nhập khẩu chủ yếu, chiếm 24,4% tổng kim ngạch, đạt 162,8 triệu USD, tăng 3,54% so với 7 tháng 2014.
Thị trường có kim ngạch lớn thứ hai sau Niuzilân là Hoa Kỳ, đạt kim ngạch 154,4 triệu USD, tăng 31,7% so với cùng kỳ.
Ngoài hai thị trường chính kể trên, sữa và sản phẩm còn được nhập khẩu từ các thị trường khác nữa như: Singapore, Thái Lan, Hà Lan, Đức, Ai Len, Oxtraylia… nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm trên 70% và trong đó nhập khẩu từ thị trường Oxtraylia có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, tăng 55,76% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 18,8 triệu USD.
Thống kê sơ bộ TCHQ về thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 7 tháng 2014 – ĐVT: USD
|
KNNK 7T/2014
|
KNNK 7T/2013
|
% so sánh +/- KN
|
Tổng KNNK
|
665.731.020
|
581.766.324
|
14,43
|
Niudilân
|
162.845.064
|
157.280.358
|
3,54
|
Hoa Kỳ
|
154.441.239
|
117.268.560
|
31,70
|
Singapore
|
45.561.191
|
33.110.078
|
37,61
|
Thái Lan
|
43.363.757
|
36.024.449
|
20,37
|
Hà Lan
|
37.221.259
|
36.222.310
|
2,76
|
Đức
|
33.203.833
|
23.257.050
|
42,77
|
Malaisia
|
24.361.719
|
31.361.120
|
-22,32
|
AiLen
|
22.924.257
|
20.996.275
|
9,18
|
Oxtraylia
|
18.885.418
|
12.124.917
|
55,76
|
Pháp
|
16.499.508
|
24.374.522
|
-32,31
|
Ba Lan
|
8.465.056
|
5.712.630
|
48,18
|
Đan Mạch
|
8.240.947
|
28.136.982
|
-70,71
|
Hàn Quốc
|
5.337.486
|
6.461.716
|
-17,40
|
Tây ban Nha
|
4.230.819
|
4.220.830
|
0,24
|
Bỉ
|
3.932.272
|
3.010.373
|
30,62
|
Philippin
|
3.266.101
|
7.734.329
|
-57,77
|
Nhật Bản
|
1.466.528
|
1.147.953
|
27,75
|
Về thị trường: Trong tháng 7/2014, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi ổn định so với tháng 6/2014 và giảm khoảng 0,3% - 34% so với thời điểm trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá.
Đến nay, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố (có các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi) đã xác định và công bố giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa và giá bán lẻ khuyến nghị của 503 dòng sản phẩm sữa của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi (bao gồm cả 147 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi Bộ Tài chính đã công bố).
Tiếp tục triển khai biện pháp bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong tháng 7/2014, Bộ Tài chính đã triển khai 02 đoàn kiểm tra tại một số tỉnh miền Trung (Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) và miền Nam (Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh).
Ban hành công văn số 9549/BTC-QLG ngày 15/7/2014 đôn đốc 21 địa phương gửi báo cáo tình hình triển khai biện pháp bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi; đồng thời đã ban hành một số công văn về việc phối hợp công tác với các cơ quan liên quan; hướng dẫn và trả lời vướng mắc của các Sở Tài chính và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa trong công tác thực hiện bình ổn giá, cụ thể như sau:
Công văn số 174/CQLG- NLTS ngày 01/7/2014 đề nghị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế xác nhận thông tin về một số sản phẩm sữa có thuộc đối tượng điều chỉnh tại Thông tư số 30/2013/TT-BYT của Bộ Y tế; rà soát bổ sung danh mục mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; sớm trình Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chi tiết đối với danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
Công văn số 191/CQLG-NLTS ngày 17/7/2014 đề nghị Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam bổ sung hồ sơ đăng ký giá và biểu giá tối đa;
Công văn số 193/CQLG-NLTS ngày 18/7/2014 trả lời Công ty TNHH Nestle Việt Nam về việc điều chỉnh quy cách, đóng gói sản phẩm;
Công văn số 196/CQLG-NLTS ngày 22/7/2014 gửi Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh về danh mục sản phẩm sữa thuộc đổi tượng điều chỉnh của Thông tư số 30/2013/TT-BYT ngày 04/10/2013 của Bộ Y tế để Sở theo dõi và tiếp tục thực hiện bình ổn giá theo quy định;
Công văn số 197/CQLG-NLTS ngày 22/7/2014 trả lời vướng mắc của Sở Tài chính Gia Lai trong công tác bình ổn giá sữa;
Công văn số 201/CQLG-NLTS ngày 24/7/2014 trả lời vướng mắc của Sở Tài chính Hà Nội trong công tác bình ổn giá sữa;
Công văn số 205/CQLG-NLTS ngày 24/7/2014 đề nghị Sở Tài chính Thừa Thiên Huế báo cáo tình hình triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá sữa theo nội dung phản ánh của đài truyền hình.
Sang tháng 8, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được dự báo ổn định.
Nguồn: Vinanet/Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính