(VINANET) Trong vài năm qua, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Năm 2014 là năm thành công nhất của ngành điều Việt Nam từ trước tới nay, với 1,2 triệu tấn điều khô được chế biến, và cũng là năm thứ 9 Việt Nam đứng vị trí thứ nhất về xuất khẩu điều; đây là năm thứ tư đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và là năm đầu tiên đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu hạt điều đạt 2,5 tỷ USD.

Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 35.513 tấn hạt điều với trị giá thu được 253,51 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng và tăng 32,16% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình của hạt điều Việt Nam đạt 7.101 USD/tấn, tăng 17,12% so cùng kỳ.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn còn là các nước tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt điều Việt Nam. Đứng đầu là thị trường Hoa Kỳ, với 74,8 triệu USD, chiếm 29,51% trong tổng kim ngạch, đạt mức tăng trưởng trên 48% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 53,22 triệu USD, chiếm 20,99%, tăng 35,5%; tiếp đến Hà Lan 27,69 triệu USD, chiếm 10,92%, tăng 49,6%; Canada 14,08 triệu USD, chiếm 5,55%, tăng 71,6%; Australia 13,65 triệu USD, tăng 12,09%.

Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang đa số các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong đó đáng chú ý nhất là xuất sang thị trường Pakistan tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tới 998% kim ngạch, mặc dù chỉ đạt 0,91 triệu USD; bên cạnh đó là một số thị trường cũng đạt mức tăng cao trên 100% về kim ngạch như: xuất sang Đức tăng 204,74%, đạt 6,76 triệu USD; sang Nhật Bản tăng 141,77%, đạt 3,83 triệu USD; U.A.E đạt 2,82 triệu USD, tăng 130,25 %; Ấn Độ đạt 1,29 triệu USD, tăng 236,27%. 

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mặc dù Việt Nam là quốc gia đã và đang giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu nhân hạt điều, nhưng tính bền vững của ngành còn rất yếu, diện tích cây điều đang bị giảm nhanh tại các địa phương chủ lực của cây điều như Bình Phước, Đồng Nai…

Tỉnh Bình Phước được xem là thủ phủ ngành điều của cả nước, nhưng trong thời gian qua diện tích cây điều trên địa bàn bị giảm mạnh do sự cạnh tranh của các cây trồng khác. Cụ thể là từ năm 2011 đến cuối năm 2014, diện tích cây điều ở Bình Phước đã giảm khoảng 20 ngàn ha. Hiện toàn tỉnh còn khoảng 135 ngàn ha điều, chiếm 40% về diện tích và sản lượng thu hoạch trong mùa vụ vừa qua đạt 149 ngàn tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, hiện nay cây điều đang có lợi thế rất lớn do các DN chế biến xuất khẩu nhân điều đã có thương hiệu trên thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Nga, Anh, Hà Lan, Australia, có khả năng bao tiêu đầu ra. Tuy nhiên, thời gian qua do giá cả bấp bênh, nhiều vườn điều bị sâu bệnh năng suất thấp nên nhiều hộ dân đã phá bỏ chuyển sang trồng cây khác làm diện tích điều của tỉnh hiện còn khoảng 44 ngàn ha, giảm gần 3 ngàn ha so với trước. Ngoài ra, giá hạt điều xuất khẩu năm nay tăng cao, nhưng lợi nhuận các DN chế biến thu được lại không tăng, nguyên nhân do nguồn nguyên liệu trong nước còn thiếu nên phải nhập khẩu hạt điều thô với giá cao về̉ sản xuất. Giá nhân công và một số chi phí đầu vào khác liên tục tăng làm cho lợi nhuận giảm.

Trước thực tế này, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là làm sao nâng cao sản lượng cho cây điều. Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về giống theo hướng cây thích nghi với điều kiện môi trường thực tế, năng suất cao hơn. Tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnh công tác cải tạo vườn điều, và biện pháp tốt nhất là đẩy mạnh khâu ghép để cải tạo vườn điều. Vì nếu trồng mới thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân, bởi 5- 6 năm nay người trồng điều không có thu nhập.

Số liệu của TCHQ về xuất khẩu hạt điều 2 tháng năm 2015

 

Thị trường

 

 

2T/2015

 

2T/2024

2T/2015 so với cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

       253.510.679

       191.825.866

+32,16

Hoa Kỳ

          74.800.974

          50.535.671

+48,02

Trung quốc

          53.223.590

          39.280.742

+35,50

Hà Lan

          27.686.556

          18.507.001

+49,60

Canada

          14.079.436

            8.204.132

+71,61

Australia

          13.645.966

          12.173.875

+12,09

Anh

            7.614.052

            8.519.248

-10,63

Thái Lan

            7.255.768

            6.864.976

+5,69

Đức

            6.764.374

            2.219.689

+204,74

Hồng Kông

            4.267.134

            2.774.471

+53,80

Nhật Bản

            3.826.987

            1.582.933

+141,77

Italia

            3.207.424

            2.912.943

+10,11

Nga

            3.020.832

            7.964.204

-62,07

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

            2.815.084

            1.222.616

+130,25

Đài Loan

            2.624.258

            1.825.351

+43,77

New Zealand

            2.503.317

            2.067.576

+21,07

Singapore

            2.079.336

            1.648.065

+26,17

Pháp

            1.763.152

            3.754.559

-53,04

Israel

            1.530.050

            1.203.285

+27,16

Ấn Độ

            1.294.300

               384.895

+236,27

Nam Phi

            1.019.735

            1.096.062

-6,96

Bỉ

               960.750

            1.002.096

-4,13

Pakistan

               911.666

                 83.000

+998,39

Tây Ban Nha

               841.530

            1.835.855

-54,16

Nauy

               664.808

               578.543

+14,91

Philippines

               547.908

               723.181

-24,24

Hy Lạp

               290.270

               611.537

-52,53

Ucraina

               249.474

            1.018.679

-75,51

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet