(VINANET) - Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012, xuất-nhập khẩu mặt hàng bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc đạt 261,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu 192,1 triệu USD, chiếm 73,4% tỷ trọng, tăng 8,36% và nhập khẩu 69,4 triệu USD, giảm 29,35% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc trong tháng 6 đạt 32,7 triệu USD, giảm 6,4% so với tháng 6. Tính chung 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 192,1 triệu USD, tăng 8,36% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, số thị trường có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước chiếm 45%. Các thị trường chính xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc của Việt Nam đều giảm kim ngạch so với 6 tháng năm 2011.

Cămpuchia – thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian này, nhưng cũng là thị trường có kim ngạch giảm mạnh nhất, giảm 90,17% tương đương với 40,3 triệu USD.

Với lợi thế về địa lý thuận lợi, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau thị trường Cămpuchia với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 14,4 triệu USD, giảm 1,98% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài những thị trường giảm kim ngạch , còn có những thị trường có kim ngạch tăng trưởng như Hàn Quốc tăng 6,62% tương đương với 11 triệu USD; Ba Lan tăng 39,5% tương đương 7,9 triệu USD và đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất so với các thị trường khác…

Thị trường xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 6 tháng 2012

ĐVT: USD
 
KNXK T6/2012
KNXK 6T/2012
KNXK 6T/2011
% +/- KN so cùng kỳ
Kim ngạch
32.761.959
192.110.293
177.281.559
8,36
Cămpuchia
6.329.298
40.346.577
410.531.764
-90,17
Trung Quốc
2.052.689
14.457.363
14.749.376
-1,98
Hoa kỳ
2.190.039
13.190.236
13.369.561
-1,34
Nhật Bản
2.986.444
12.909.321
13.301.933
-2,95
Hàn Quốc
2.196.076
11.057.245
10.370.925
6,62
Thái Lan
1.361.857
11.040.804
7.552.398
46,19
Ba Lan
1.059.092
7.951.925
5.700.135
39,50
Đài Loan
1.294.629
6.683.694
6.958.085
-3,94
Philippine
932.174
5.963.048
4.452.205
33,93
Tiểu vương quốc A rập thống nhất
1.310.692
5.482.395
11.071.573
-50,48
Pháp
722.803
5.381.786
5.084.090
5,86
Đức
775.376
4.640.140
5.135.734
-9,65
Malaixia
782.206
4.444.952
3.597.888
23,54
Anh
798.064
4.326.442
9.441.744
-54,18
Singapore
547.727
3.172.910
2.324.753
36,48
Oxtraylia
369.283
2.746.233
2.900.511
-5,32
Séc
414.679
2.533.625
1.949.741
29,95
Canada
472.687
2.488.068
1.926.751
29,13
Hà Lan
488.147
2.025.282
1.507.194
34,37
HongKong
239.092
1.168.241
6.826.859
-82,89
Nhập khẩu

Ngoài xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mặt hàng này. 6 tháng đầu năm 2012, đã nhập khẩu 69,4 triệu USD, chiếm 26,5% tỷ trọng, giảm 29,35% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 69,4 triệu USD. Tính riêng tháng 6/2012, nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc giảm 25% so với tháng liền kề trước đó, tương đương 9,3 triệu USD.

Các thị trường chính nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc trong thời gian này là Indonesia, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc….

Đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu là thị trường Indonesia, với 17,9 triệu USD, tăng 84,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Thái Lan giảm 10,89%, tương đương với 12,2 triệu USD…

Tuy Việt Nam xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc sang thị trường Trung Quốc, nhưng kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc từ thị trườngTrung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng 39,81%, tương đương với 4,6 triệu USD.

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng trưởng kim ngạch ở một số thị trường như Indonesia, Trung Quốc, Đức, Hoa Kỳ còn lại giảm ở hầu khắp các thị trường.

Đáng chú ý, tuy kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc từ thị trường Đức chỉ đạt 1,7 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt lên hơn cả, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

ĐVT: USD
 
KNNK T6/2012
KNNK 6T/2012
KNNK 6T/2011
% +/- KN so cùng kỳ
Kim ngạch
9.395.189
69.436.614
98.275.835
-29,35
Indonesia
2.259.745
17.942.899
9.725.278
84,50
Thái Lan
1.806.909
12.212.832
13.706.024
-10,89
Malaixia
981.024
7.061.362
8.907.146
-20,72
Trung Quốc
755.065
4.691.711
3.355.701
39,81
Singapore
590.937
3.274.633
5.937.564
-44,85
Hàn Quốc
334.075
1.824.523
4.120.683
-55,72
Đức
140.276
1.713.214
922.559
85,70
Hoa Kỳ
125.444
851.631
819.600
3,91
Tây Ban Nha
21.761
110.898
3.396.071
-96,73
Hà Lan
29.040
40.989
21.670.690
-99,81

Theo Số liệu của Tổ chức điều phối IBA (GHM) ước tính sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam đạt khoảng 476.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ là 674 triệu USD. Năm 2012 sản lượng sẽ ở vào khoảng 706.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ sẽ ở mức 1.446 triệu USD.

Các nhà sản xuất nội thống lĩnh 75-80% thị phần, và chỉ 20-25% thị phần dành cho các sản phẩm nhập ngoại.

Kinh Đô là đơn vị đang giữ vững ngôi đầu về thị phần bánh kẹo Việt Nam (khoảng 30 - 35% thị phần). 

Các sản phẩm của Kinh Đô tập trung cho phân khúc trung và cao cấp, thống lĩnh thị phần toàn thị trường có thể kể đến gồm Bánh Trung Thu (76%), bánh mỳ (64%), bánh mặn AFC (56%). Bánh quy ngọt chiếm 30,4% thị phần nhưng đem lại nguồn doanh thu đáng kể nhất (28%).

Công ty này cũng đang đầu tư và phát triển mạnh mẽ sang các sản phẩm trong ngành thực phẩm khác (sữa và đồ lạnh, mỳ gói, dầu ăn) bên cạnh mặt hàng bánh kẹo chủ lực.

Bibica bắt đầu nổi tiếng với sản phẩm bánh Hura (năm 2006), hiện đã chiếm 30% thị phần bánh bông lan. Các sản phẩm bánh biscuits & cookies chiếm 20% thị phần bánh khô. Bánh choco-pie và kẹo của Bibica được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng (Bibica hiện dẫn đầu thị phần kẹo). 

Ngoài ra, Bibica còn cung cấp một số sản phẩm dinh dưỡng.

Nhãn hiệu Hải Hà chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân. Kẹo các loại là dòng sản phẩm chủ lực đóng góp khoảng 75% doanh thu cho công ty. Còn lại là bánh kem xốp, bánh quy, craker và bánh trung thu góp hơn 20%. Hải Hà đứng thứ 2 thị phần kẹo với 14% (sau BBC) và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ở phân khúc sản phẩm kẹo chew, Jelly và kẹo xốp.

Sản phẩm bánh kẹo của Hữu Nghị đáng chú ý là bánh quy, mứt tết và bánh mỳ công nghiệp. Riêng với bánh mỳ mặn công nghiệp, Hữu Nghị là đơn vị dẫn đầu thị trường (hai nhãn hiệu Lucky và Staff rất được ưa chuộng). 

Ngoài bánh kẹo, Hữu Nghị còn sản xuất thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…) và đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka), xuất khẩu nông sản.

Các loại bánh mềm phủ socola, bánh cracker và kẹo do nhà máy Biscafun của Công ty CP Đường Quảng Ngãi sản xuất được người tiêu dùng nông thôn ưa chuộng (thị trường nông thôn mang lại 60% doanh thu cho nhà máy). 

Bánh kẹo chỉ đóng góp lượng nhỏ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Đường Quảng Ngãi (đường, mật, nước giải khát, sữa đậu nành…).

 

Nguồn: Vinanet