(VINANET) - Xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Ấn Độ giảm đáng kể trong năm tài chính vừa kết thúc, mặc dù Delhi cho phép truy cập miễn thuế các sản phẩm từ các nước láng giềng để bù đắp cho sự mất cân bằng thương mại trong những năm qua.
Trong năm tài chính 2013/14, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bangladesh sang Ấn Độ đạt 456,633 triệu USD, so với 563,960 USD năm tài chính trước. Khoảng cách này đánh dấu sự tăng trưởng âm 19,03%.
Xuất khẩu của Bangladesh sang Ấn Độ đã từng bước cải thiện, đạt hơn nửa tỉ USD trong năm 2012/13 so với 289,42 triệu USD năm 2006/07. Nhưng trong năm tài chính vừa qua là một ngoại lệ, mặc dù xuất khẩu sản phẩm may mặc (RMG) tăng đáng kể.
Các nhà phân tích và nhà kinh doanh cho rằng, sự suy giảm này chủ yếu do sự tăng giá của đồng nội tệ so với đồng rupee Ấn Độ và rào cản phi thuế quan (NTBs) như thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận, và cơ sở hạ tầng biên giới suy yếu làm giảm khả năng xuất khẩu sang các nước láng giềng. Một số trong số họ cũng đổ lỗi “sự thất bại ngoại giao” đối với tình trạng này.
Ngay cả khi truy cập miễn thuế của RMG đối với Ấn Độ, Bangladesh không thể tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu. Nguyên nhân chính được chỉ ra cụ thể là hàng rào phi thuế quan và chính phủ thiếu khởi đầu đàm phán với đối tác về các vấn đề thương mại liên quan khác nhau.
Xuất khẩu của Bangladesh sang Ấn Độ tăng đáng kể trong vài năm qua, kể từ khi Tiến sĩ Manmohan Singh đã nới lỏng danh mục các mặt hàng nhạy cảm của nước ông và do đó cho phép truy cập miễn thuế và hạn ngạch đối với 46 sản phẩm may mặc của Bangladesh.
Tuy nhiên, tiến độ xuất khẩu chậm lại trong thời gian gần đây do đồng rupee mất giá. Đồng nội tệ Ấn Độ đã mất giá kể từ tháng 9/2011, khi nhập khẩu miễn thuế được phép.
Xuất khẩu hàng may mặc sang Ấn Độ, tuy nhiên, tăng mạnh trong năm tài chính 2013/14 vừa kết thúc, so với năm trước đó. Trong năm tài chính trước, Bangladesh đã xuất khẩu sang phẩm may mặc đạt trị giá 96,25 triệu USD so với 75,21 triệu USD năm ngoái, tăng 28%.
Các thương gia dự báo, thương mại giữa Bangladesh và phía đông bắc Ấn Độ, nếu các rào cản phi thuế quan hiện hành và thuế quan được gỡ bỏ và kết nối được cải thiện thông qua phát triển cơ sở hạ tầng. “Các nhà xuất khẩu Bangladesh thường đối mặt với những vấn đề, do Ấn Độ từ chối chấp nhận giấy chứng nhận của Viện tiêu chuẩn và thử nghiệm Bangladesh (BSTI), mặc dù các doanh nghiệp Bangladesh có tính cạnh tranh cao và khả năng cạnh tranh với bất kỳ nước nào”, phó chủ tịch Mohammad Hatem của BKMEA cho biết.
Theo Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ (CII), thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 6,6 tỉ USD năm 2013/14 với xuất khẩu của Ấn Độ đạt 6,1 tỉ USD và nhập khẩu từ Bangladesh đạt 462 triệu USD. Thương mại giữa hai nước đạt 5,34 tỉ USD trong năm tài c hính 2012/13, số liệu từ Ủy ban cấp cao Ấn Độ tại Dhaka cho biết. Xuất khẩu của Bangladesh sang Ấn Độ đạt 563 triệu USD trong năm tài chính 2012/13, thâm hụt thương mại Bangladesh đạt 4,7 tỉ USD.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Ủy ban cấp cao Bangladesh tại New Delhi, yêu cầu thử nghiệm khắc nghiệt, phân loại phức tạp, cơ sở hạ tầng không tương thích, và yêu cầu ghi nhãn đặc biệt là một trong những hàng rào phi thuế quan chủ yếu mà các nhà chức trách Ấn Độ đã áp đặt xuất khẩu Bangladesh.
Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, chính quyền Ấn Độ áp đặt yêu cầu tiêu chuẩn bắt buộc, quy chuẩn kỹ thuật bổ sung, và quy tắc ngân hàng khó khăn. Bên cạnh đó, các nhà chức trách Ấn Độ cũng giảm thuế, thuế quan khác, và hạn chế sự thâm nhập hàng hóa của Bangladesh vào Ấn Độ.
Các nhà xuất khẩu phàn nàn rằng, mỗi một lô hàng xuất khẩu được xác nhận bởi cơ quan y tế cảng, trong hơn 1 tháng, và tổn hại nghiêm trọng đến xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm sang Ấn Độ.
Mặc dù nhu cầu lớn đối với xi măng, sản phẩm thép, điện và điện tử, và các sản phẩm da tại phía đông bắc Ấn Độ, những sản phẩm này cần phải thực hiện với Cục tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) tiếp thị bắt buộc và yêu cầu tiêu chuẩn, cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu, phó cao ủy lưu ý sự suy giảm thương mại cho biết.
Ông dự kiến triển vọng xuất khẩu của Bangladesh sang Ấn Độ sẽ tăng 2 đến 3 lần nếu các rào cản được dỡ bỏ.
Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet/Reuters