(VINANET) Xuất khẩu thủy sản tháng 6/2014 tiếp tục sụt giảm nhẹ 3,71% so với tháng trước, chỉ đạt 640,48 triệu USD, nhưng tính chung cả 6 tháng đầu năm, kim ngạch vẫn tăng 26,11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 3,55 tỷ USD.
Trong đó cá xuất khẩu 2,13 triệu tấn (tăng 1,9%), tôm 0,31 triệu tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đạt 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1,45 triệu tấn (tăng 3,4%).
Về khai thác, sản lượng khoảng 1,41 triệu tấn (tăng 5,5%); trong đó, khai thác biển 1,33 triệu tấn (tăng 5,6%). Sản lượng tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận lợi, cá nổi trong vụ Bắc xuất hiện nhiều.
Có 6 thị trường xuất khẩu đạt trị giá trên 100 triệu USD trong 6 tháng đầu năm; trong đó xuất sang Hoa Kỳ đứng đầu về kim ngạch, với 804,71 triệu USD, chiếm 22,65% tổng kim ngạch; tiếp đến Nhật Bản 512,01 triệu USD, chiếm 14,41%, Hàn Quốc 282,7 triệu USD, chiếm 7,96%, Trung Quốc 222,09 triệu USD, chiếm 6,25%, Đức 112,83 triệu USD, chiếm 3,18%, Australia 104,55 triệu USD, chiếm 2,94%.
Xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thì hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch; trong đó mức tăng trưởng mạnh trên 100% thuộc về các thị trường nhỏ như: Séc (+139,1%), Irắc (+191,8%), Indonesia (+113,25%), Đông Timo (+132,97%).
Số liệu Hải quan xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T6/2014
|
6T/2014
|
T6/2014 so với T5/2014
(%)
|
6T/2014 so với cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
640.476.310
|
3.553.449.339
|
-3,71
|
+26,11
|
Hoa Kỳ
|
137.364.287
|
804.718.225
|
-1,47
|
+39,09
|
Nhật Bản
|
96.934.043
|
512.008.654
|
-1,65
|
+6,46
|
Hàn Quốc
|
56.851.092
|
282.695.658
|
+15,76
|
+50,02
|
Trung Quốc
|
33.640.941
|
222.094.616
|
-39,94
|
+32,89
|
Đức
|
20.438.926
|
112.825.290
|
-4,14
|
+28,73
|
Australia
|
16.225.027
|
104.546.080
|
-11,01
|
+36,59
|
Hà Lan
|
28.949.515
|
99.815.697
|
+30,74
|
+75,94
|
Canada
|
18.852.872
|
90.474.846
|
+27,79
|
+36,36
|
Thái Lan
|
13.691.724
|
86.682.958
|
-11,09
|
+31,42
|
Hồng Kông
|
12.713.203
|
72.725.001
|
-7,70
|
+26,20
|
Italia
|
12.048.660
|
70.093.665
|
-23,06
|
+3,49
|
Tây Ban Nha
|
13.519.175
|
69.721.355
|
+13,94
|
+14,48
|
Pháp
|
12.496.033
|
68.047.610
|
-11,24
|
+32,13
|
Đài Loan
|
16.500.772
|
64.906.306
|
+23,65
|
+15,27
|
Bỉ
|
9.786.296
|
63.719.556
|
-14,56
|
+50,04
|
Braxin
|
9.338.811
|
61.588.150
|
+28,39
|
+19,98
|
Anh
|
14.252.286
|
61.248.989
|
+53,68
|
+12,65
|
Mexico
|
6.240.671
|
54.778.099
|
-34,66
|
-1,61
|
Singapore
|
8.288.785
|
47.830.542
|
-18,72
|
+12,74
|
Thuỵ Sĩ
|
4.438.257
|
42.936.018
|
-57,54
|
+42,30
|
Malaysia
|
6.233.624
|
35.562.900
|
+4,61
|
+29,52
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
5.317.599
|
33.752.710
|
-36,87
|
+22,85
|
Ả Rập Xê út
|
5.650.727
|
33.661.442
|
-22,26
|
+13,46
|
Colômbia
|
5.702.908
|
31.970.251
|
+1,14
|
+30,76
|
Ai Cập
|
6.601.239
|
31.495.236
|
+92,56
|
+2,27
|
Nga
|
3.947.658
|
30.247.994
|
-14,33
|
+7,11
|
Philippines
|
4.643.476
|
25.524.402
|
-17,67
|
+18,11
|
Israel
|
6.646.322
|
23.833.065
|
+84,58
|
+19,78
|
Bồ Đào Nha
|
5.545.082
|
22.618.898
|
+5,84
|
+10,50
|
Đan Mạch
|
1.902.800
|
18.074.523
|
-59,14
|
+59,19
|
Ucraina
|
3.943.688
|
17.821.473
|
-17,87
|
-15,12
|
NewZealand
|
1.607.675
|
10.253.276
|
-44,02
|
+41,19
|
Ba Lan
|
1.115.572
|
8.729.300
|
-15,97
|
-14,66
|
Thuỵ Điển
|
1.829.989
|
8.491.863
|
+54,95
|
+59,51
|
Campuchia
|
1.039.201
|
7.331.240
|
-41,60
|
-42,38
|
Hy Lạp
|
1.481.460
|
7.233.439
|
+9,10
|
+8,45
|
Ấn Độ
|
1.296.859
|
7.068.114
|
+27,99
|
+29,33
|
Cô Oét
|
938.529
|
6.282.080
|
-34,65
|
+26,96
|
Pakistan
|
636.969
|
5.909.099
|
+263,11
|
+7,54
|
Séc
|
1.191.441
|
4.402.113
|
+271,18
|
+139,10
|
Rumani
|
702.926
|
4.384.574
|
+33,70
|
-0,13
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
640.992
|
3.934.573
|
-27,19
|
+55,78
|
I rắc
|
478.916
|
3.827.851
|
+18,65
|
+191,80
|
Indonesia
|
372.000
|
2.846.467
|
+30,10
|
+113,25
|
Brunei
|
194.567
|
751.998
|
-14,15
|
+21,14
|
Đông Timo
|
36.000
|
632.363
|
-71,14
|
+132,97
|
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thì Pakistan mặc dù không phải thị trường lớn, chỉ đạt 5,91 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 7,54% so với cùng kỳ, nhưng Pakistan không chỉ là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản mà Pakistan còn là thị trường để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác nhập khẩu nguyên liệu.
Theo Vụ Thị trường châu Phi Tây Nam Á (Bộ Công Thương), Pakistan là một trong số các nước có tỷ lệ tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người thấp nhất thế giới, chỉ đạt 2kg/người/năm so với mức tiêu thụ trung bình của thế giới là 17kg/người/năm. Trong các bữa ăn thường ngày, người dân Pakistan chủ yếu là ăn thịt, đặc biệt là thịt gà và thịt cừu.
Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, các món ăn chế biến từ cá, nhất là cá basa đã xuất hiện thường xuyên và hầu như có mặt tại tất cả các nhà hàng, khách sạn, tiệc chiêu đãi ở Pakistan. Sản phẩm cá basa của Việt Nam thành công tại thị trường này chủ yếu là nhờ hương vị dễ chấp nhận, dễ chế biến, chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh.
Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản vẫn chưa phát triển tại Pakistan. Sản lượng cá phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu của nước này chủ yếu là từ đánh bắt tự nhiên nhưng việc khai thác với số lượng lớn cũng khiến cho nguồn cung hải sản từ thiên nhiên giảm sút, lượng.
Vì vậy, để đảm bảo về số lượng và yêu cầu tiêu chuẩn cho mặt hàng hải sản – như yêu cầu về mặt hàng fillet cá basa - để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cao cấp Pakistan phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Mùa tiêu thụ thủy sản cao điểm tại Pakistan là mùa đông (từ tháng 9 đến hết tháng 1). Dự kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Pakistan sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
Việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Pakistan cũng có nhiều thuận lợi như: Nước này không có chính sách quản lý đặc biệt đối với mặt hàng cá basa nhập khẩu ngoài yêu cầu về giấy chứng nhận y tế; chưa có các biện pháp bảo hộ như áp thuế chống phá giá hay các hàng rào kỹ thuật khác. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần dành nhiều sự quan tâm hơn cho việc phát triển xuất khẩu mặt hàng thế mạnh của Việt Nam này sang Pakistan.
Song song với tiềm năng xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường này, Việt Nam và Pakistan cũng có tiềm năng lớn về hợp tác đối với mặt hàng thủy hải sản. Pakistan là nước có nguồn nguyên liệu hải sản dồi dào từ việc đánh bắt tự nhiên, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Trong thời gian gần đây, xuất khẩu nguyên liệu hải sản của Pakistan vào Thái Lan và Việt Nam tăng mạnh. Theo số liệu của Cục Thống kê Pakistan, giá trị xuất khẩu thủy hải sản của Pakistan 5 tháng đầu năm nay đạt 54 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Việt Nam đạt 10 triệu USD, chỉ sau Thái Lan đạt 13 triệu USD.
Thủy sản Việt Nam cũng ngày càng được ưa chuộng tại Australia: Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, hàng năm, thị trường này nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá hơn 1 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 20% thị phần.
Hiện, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản sang Australia, sau New Zealand và Trung Quốc. 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Australia đạt gần 104,55 triệu USD, tăng 36,59% so cùng kỳ năm ngoái. Tôm là mặt hàng được ưa chuộng nhất tại thị trường này, với lượng tiêu thụ hằng năm lên tới 50.000 tấn, trong đó, sản lượng nhập khẩu khoảng 25.000 tấn. Cho đến nay, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Australia chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp và chất lượng được cải thiện.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp sản phẩm thủy sản của Việt Nam gặp vấn đề về dư lượng kháng sinh và thuốc diệt nấm. Do đó, để đứng vững tại thị trường này, Việt Nam cần tạo chất lượng sản phẩm ngang hàng với các sản phẩm của Australia.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet