(VINANET) - Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ cho thấy, 7 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 246,3 triệu USD bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, tăng 10,39% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường chính Việt Nam xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc là Cămpuchia,  Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc….tiếp tục là những thị trường truyền thống của Việt Nam, trong đó Cămpuchia là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, 51,1 triệu USD, tăng 9,97% so với cùng kỳ; kế đến là Trung Quốc 19,5 triệu USD, tăng 20,07%...

Đối với thị trường Cô Oét – tuy kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc sang thị trường này còn khiếm tốn, đạt 601 nghìn USD, nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 107,51% so với cùng kỳ năm trước – điều này cho thấy đây là một trong những thị trường tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang các thị trường đều tăng trưởng, duy nhất chỉ có 3 thị trường giảm kim ngạch đó là Ba Lan giảm 52%; Đài Loan giảm 0,01% và Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất giảm 64,71% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê thị trường xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

ĐVT: USD
Thị trường
KNXK 7T/2013
KNXK 7T/2012
% so sánh
tổng KN
246.305.959
223.117.910
10,39
Cămpuchia
51.192.925
46.553.515
9,97
Trung Quốc
19.572.670
16.301.534
20,07
Nhật Bản
17.864.233
15.229.987
17,30
Hoa Kỳ
17.367.579
15.804.007
9,89
Hàn Quốc
14.293.695
12.936.495
10,49
Philippine
11.154.378
6.561.849
69,99
Ba Lan
8.336.270
8.793.825
-5,20
Đài Loan
7.858.804
7.859.390
-0,01
Anh
7.297.735
5.114.118
42,70
Đức
7.009.646
5.408.046
29,62
Pháp
6.503.531
6.399.652
1,62
Nga
5.571.467
5.421.888
2,76
Malaixia
5.198.023
5.084.229
2,24
Oxtraylia
4.679.861
3.335.773
40,29
Xingpao
4.133.795
3.773.562
9,55
Canada
3.557.657
3.207.164
10,93
Hà Lan
3.543.652
2.511.252
41,11
Séc
3.493.885
3.154.291
10,77
Tiểu vương quốc a rập thống nhất
2.427.739
6.880.133
-64,71
Hongkong
1.534.551
1.425.951
7,62
Cô oét
601.061
289.651
107,51
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Ngược lại, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mặt hàng này với kim ngạch 185,5 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 135,1% so với 7 tháng năm 2012.

Các thị trường chính cung cấp bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc cho Việt Nam vẫn là Xingapo, Indonesia, Thái Lan, Hà Lan, Malaixia … trong đó Xingapo là thị trường cung cấp chính với 76,7 triệu USD, chiếm 41,3% thị phần, 1969,08% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý với thị trường Hà Lan, kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc trong 7 tháng đầu năm nay lại tăng trưởng mạnh so với 7 tháng năm 2012, tăng 32858,58% tương đương với 13,5 triệu USD.

Thống kê thị trường nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

ĐVT: USD
Thị trường
KNNK T7/2013
KNNK 7T/2013
KNNK 7T/2012
% so sánh
tổng KN
19.414.056
185.579.242
78.937.262
135,10
Xingapo
3.527.092
76.721.179
3.707.988
1,969,08

Indonesia

3.154.038
26.398.099
20.105.547
31,30
Thái Lan
3.558.180
18.026.389
14.471.768
24,56
Hà Lan
1.823.825
13.509.392
40.989
32,858,58
Malaixia
2.313.153
13.159.571
8.147.285
61,52
Philippine
1.353.424
10.330.555
16.577.251
-37,68
Hoa Kỳ
352.347
7.459.954
951.766
683,80
Trung Quốc
972.195
5.314.511
5.985.916
-11,22
Hàn Quốc
563.490
4.323.704
2.130.783
102,92
Tây Ban Nha
36.912
268.292
148.761
80,35
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Theo nguồn DDDN, không tăng trưởng quá mạnh trong những năm qua là đặc trưng của ngành bánh kẹo Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại chính là cơ sở cho thấy ngành bánh kẹo Việt Nam vẫn chưa thực sự đạt đến đỉnh như nó có thể đạt tới trong tương lai. Sự tăng trưởng ổn định trong mức bình quân 10-12%, ở một thị trường có dân số đông đứng thứ 13 thế giới. Bên cạnh đó, cũng là một yếu tố cho thấy ngành bánh kẹo đã đi vào chu kỳ kinh doanh phát triển, tốt hơn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.

Báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống VN cho biết, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt 8 - 10%. Và thực tế là mức tăng trưởng (10 - 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 - 1,5%), thực sự rất ổn. Hiện nay, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm. Vậy thử đặt ngược một câu hỏi, nếu mức tiêu thụ trung bình của người Việt Nam tăng bằng mức trung bình về tiêu thụ của thế giới xét trên đầu người, tăng trưởng của ngành ở Việt Nam sẽ còn đạt tới đâu?

Hiện nay, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của VN vẫn khá thấp (1,8kg /người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.

Trong một hội thảo về Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày đầu tháng 8, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã cho rằng bánh kẹo sẽ là ngành phát triển nhất.  Dẫn các số liệu nghiên cứu để xác nhận tốc độ tăng trưởng của ngành kỹ nghệ thực phẩm thời gian qua tương đối tốt, giai đoạn 2006 - 2010 tăng trên 17%, trong đó sản xuất bánh kẹo tăng gần 35%, mỳ chính là 10% và mỳ ăn liền tăng xấp xỉ 10%. Giá trị sản xuất của ngành cũng có mức tăng khá, từ 6.000 tỉ đồng (2005) lên gần 17.000 tỉ đồng (2011). Sự thay đổi cơ cấu của ngành kỹ nghệ thực phẩm nói chung, từ mỳ ăn liền chiếm tỉ trọng lớn (và nay đã có phần bão hòa), nhường chỗ cho bánh kẹo (chiếm 40% tỉ trọng ở năm 2011) cũng là cơ sở chứng minh cho sự tăng trưởng của bánh kẹo theo thời gian. Bánh kẹo đã thực sự bắt được nhịp quay của xu hướng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng đang được dự báo sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới.

Do đó, không lạ khi các đại gia trong nhà, ngoài nước đều đã đang muốn bành trướng trên thị trường bánh kẹo Việt Nam.  Có rất nhiều con đường khác nhau dẫn các đại gia ngoại tham gia thị trường bánh kẹo Việt Nam. Theo nghĩa giản đơn nhất là xuất khẩu. Đơn vị nhập khẩu có thể là đối tác, nhà đại lý phân phối, nhà liên doanh...

Nguồn: Vinanet