Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, sẽ cũng yêu cầu các công ty duy trì dự trữ dầu bắt buộc, dự thảo cho biết. Dự trữ chiến lược là riêng biệt với dự trữ thương mại và dự trữ bắt buộc này chỉ được sử dụng theo chỉ đạo của hội đồng nhà nước.
Chính phủ sẽ xác định quy mô của dự trữ dầu mỏ chiến lược dựa vào tiêu thụ dầu thực tế, theo các quy định được công bố trên trang web NEA.
Trung Quốc được dự kiến bổ sung 70-90 triệu thùng vào nhập khẩu dầu thô chiến lược trong năm 2016 do họ tận dụng thị trường dầu giá thấp, theo khảo sát của Reuters.
Vào giữa năm 2015, Trung Quốc đã dự trữ khoảng 190,5 triệu thùng theo chương trình dự trữ dầu mỏ chiến lược của họ SPR – khoảng một tháng nhập khẩu dầu thô ròng. Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là dự trữ chiến lược trị giá 90 ngày nhập khẩu ròng.
Trong các quy định dự thảo chính phủ định nghĩa dự trữ dầu mỏ nhà nước là gồm tồn trữ của chính phủ và trữ lượng dự trữ bắt buộc của các công ty.
Các quy định dự thảo không chỉ ra mức tồn trữ của các công ty được yêu cầu duy trì.
Chương trình tồn trữ của Trung Quốc cho đến nay được dẫn dắt bởi công ty năng lượng Sinopec và CNPC, với Chemchina gần đây quan tâm thỏa thuận với công ty Năng lượng Trung Quốc CEFC để cho thuê các bể chứa tại tỉnh đảo Hải Nam.
Các dự thảo quy định việc phê duyệt sử dụng dự trữ dầu chiến lược của nước này phải do hội đồng nhà nước.
Những trường hợp dự trữ chiến lược có thể được sử dụng gồm trường hợp khẩn cấp bất ngờ khi các nguồn cung dầu hoặc bị chặn hoặc bị giảm đáng kể, dẫn tới kết quả ảnh hưởng lớn tới kinh tế Trung Quốc, hoặc khi những điều chỉnh kinh tế vĩ mô là cần thiết.
Dự trữ dầu chiến lược gồm dầu thô và các sản phẩm dầu như xăng, dầu diesel và nhiên liệu bay và các sản phẩm khác.
NEA đang tiếp nhận thông tin phản hồi về dự thảo quy định cho tới 18/6. Họ không chỉ ra khi nào quy định này sẽ được giới thiệu chính thức.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet