Trong năm 2019, 706 sản phẩm đã bị áp thuế nhập khẩu tạm thời.
Sự thay đổi về thuế quan được thực hiện nhằm tăng lượng nhập khẩu các sản phẩm phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong nước hoặc hàng hóa đặc sản từ nước ngoài phục vụ tiêu dùng trong nước, Bộ cho biết.
Theo tài liệu được Bộ Tài chính ban hành, 18 sản phẩm thủy sản nằm trong danh sách bị áp thuế tạm thời trong năm 2019 sẽ tiếp tục được hưởng lợi với mức thuế thấp hơn và không có sự thay đổi trong năm 2020.
Theo phân tích của Undercurrent News, Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu đối với một loạt các sản phẩm thủy sản trong những năm gần đây khi nhập khẩu của nước này tăng đột biến.
Tháng 5/2018, mức thuế đối với hơn 200 mặt hàng thủy sản được giảm xuống với mức thuế MFN trung bình xuống còn 7,2% từ 12,2%.
Những thay đổi được áp dụng cho một số sản phẩm nhập khẩu chính như cá tra đông lạnh, mặc dù vẫn còn một số sai sót quan trọng (thuế nhập khẩu đối với cá hồi tươi vẫn không thay đổi) và trên thực tế, những thay đổi này không đáng kể như tài liệu đề xuất.
Vào thời điểm giảm thuế, Chủ tịch Hiệp hội thủy sản, Liên minh Chế biến và Tiếp thị thủy sản Trung Quốc, cho biết quốc gia này đang có động thái tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng, gồm cả thủy sản.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cố gắng điều chỉnh các chính sách một cách nhanh chóng, ví dụ như việc giảm thuế.
Các thay đổi khác vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018 gồm việc giảm thuế đối với một số sản phẩm tôm đông lạnh từ 5% xuống 2% cũng như giảm thuế đối với nhập khẩu sản phẩm cá hồi đông lạnh.
Bất kì hành động giảm thuế nào cũng sẽ tác động lớn tới một quốc gia có qui mô lớn như Trung Quốc.
Việc giảm 3% thuế quan giúp các nhà nhập khẩu tôm có thể tiết kiệm khoảng 8,87 triệu USD trong năm 2018 (dựa vào nhập khẩu tôm của Trung Quốc theo mã HS 03061719).
Việc giảm thuế nhập khẩu cũng giúp các quốc gia kí kết Hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc như New Zealand, Australia, Chile, Peru và Iceland hưởng lợi.
Chile đã trở thành nhà cung cấp cá hồi tươi lớn nhất của Trung Quốc nhờ khả năng tiếp cận thị trường với thuế quan 0% so với 10% của các quốc gia khác như Na Uy.
Theo số liệu hải quan trong năm 2018, 5 quốc gia kể trên đã cung cấp 1,72 tỉ USD thủy sản đến thị trường Trung Quốc, tương đương với 15%.
Ngược lại, thuế trừng phạt 25% đối với hầu hết các sản phẩm thủy sản của Mỹ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra, đã làm giảm nhập khẩu thủy sản từ Mỹ.
Thuế quan áp lên sản phẩm tôm bố mẹ và bột cá của Mỹ đã được dỡ bỏ vào tháng 9/2019, như là một phần của đợt miễn thuế đầu tiên do Trung Quốc thực hiện.
Nhập khẩu vào Trung Quốc tăng trong năm 2019
Nguồn: Undercurrent News
Việc điều chỉnh thuế quan được đưa ra khi nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc tăng vọt.
Theo dữ liệu mới nhất của Cục Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã nhập khẩu các sản phẩm thủy sản trị giá 96,5 tỉ nhân dân tệ (13,77 tỉ USD), tăng 36% so với cùng kì năm 2018.
Trong tháng 11/2019, nhập khẩu vào Trung Quốc cũng đã phá vỡ các kỉ lục của các tháng trước đó với giá trị 1,50 tỉ USD, tăng 37% so với cùng kì năm 2018.
Nhập khẩu tăng một phần do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ và Trung Quốc đã đàn áp con đường thương mại bất hợp pháp từ Việt Nam vào miền nam nước này.

Nguồn: Linh Giang/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng