Nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới này đã nhập khẩu 281,23 triệu tấn than trong năm 2018 gồm than nhiệt, than cốc và than gầy.
Tuy nhiên, sản lượng trong nước cũng tăng và có thể tăng thêm 100 triệu tấn trong năm nay. Ba nguồn trong số các nguồn tin là các quan chức hải quan tỉnh cho biết hạn chế nhập khẩu năm 2019 xuống không quá mức năm 2018. Một nguồn tin thứ tư, một quan chức thuộc cơ quan chính phủ, quen thuộc với chính sách nhập khẩu cho biết quyết định này là của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.
Xuất khẩu từ nhà cung cấp hàng đầu Australia đã giảm mạnh do kiểm tra kéo dài tại hải quan. Quan chức này cho biết “các công ty khai khoáng và chính quyền địa phương bày tỏ sự phản đối của họ chống lại việc nhập khẩu nhiều hơn”.
Một người quản lý mua hàng tại một nhà máy thép lớn ở tỉnh miền đông Giang Tô cho biết “tôi đã được triệu tập tới một cuộc họp do hải quan tổ chức trong tháng trước và cảnh báo kiểm soát tốc độ mua than nhập khẩu”. Ông bổ sung rằng hải quan dự định chia nhỏ hạn ngạch thường niên 2019 thành khối lượng hàng tháng.
Một nhà quản lý mua hàng ở công ty thép khác tại Sơn Đông cũng được giới thiệu hạn chế nhập khẩu trong năm nay. Không có phản hồi trả lời ngay từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Hội đồng Nhà nước cũng không đáp lại yêu cầu bình luận.
Tuy nhiên, sự hạn chế này không thể kiềm chế sự gia tăng giá than gần đây, bởi hải quan đã trì hoãn nhập khẩu kéo dài trong những tháng gần đây cũng như việc kiểm tra an toàn của Trung Quốc sau những tai nạn khai mỏ.
Hợp đồng than trên sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu đóng của ngày 9/4/2019 ở mức 617,2 CNY (91,99 USD)/tấn sau khi đạt mức cao nhất 5 tháng trong ngày 8/4/2019.
Giá than giao ngay với hàm lượng nhiệt 5.500 kilocalories ở mức 629 CNY/tấn, cao hơn nhiều mức 570 CNY/tấn được đề nghị của cơ quan hoạch định nhà nước. Sự gia tăng nguồn cung trong nước không thể làm nguội giá.
Trung Quốc hầu như không cho phép nhập khẩu than tháng 12/2018, trì hoãn thông quan để nỗ lực đáp ứng hạn ngạch nhập khẩu năm 2018 hạn chế ở mức năm 2017. Tuy nhiên, tổng nhập khẩu tăng trên mức 270,9 triệu tấn than đã nhập khẩu trong năm 2017.
Giá than trong nước đang tăng đã gây áp lực lợi nhuận cho các đơn vị sử dụng than, theo các giám đốc điều hành tại hội nghị Coaltrans ở Thượng Hải.
Guo Xinyi, giám đốc bộ phận nhiên liệu tại tập đoàn Huaneng Trung Quốc cho biết “than nhập khẩu có thể là một phần bổ sung cho nguồn cung than trong nước và giúp kiểm soát giá than”, bổ sung rằng 200 triệu tấn than nhập khẩu hàng năm không thể được thay thế một cách dễ dàng.
Chen Bin, thuộc phòng nhiên liệu tại tập đoàn Datang Trung Quốc cũng cho biết rằng than nhập khẩu có thuận lợi về giá, chất lượng và khả năng tiếp cận, đặc biệt với các cơ sở nằm ở khu vực ven biển. Chen đã trả lời phỏng vấn của Reuters bên lề hội nghị Coaltrans “chùng tôi dự định ký thêm các hợp đồng dài hạn với các công ty khai thác nước ngoài”.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet