Trong đó, sửa đổi đối tượng áp dụng của Thông tư 153/2014/TT-BTC, gồm: cơ quan đại diện chủ sở hữu; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không bao gồm các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng; và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bên cạnh đó, một số điều kiện xem xét, thẩm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài được sửa đổi. Cụ thể, dự án sử dụng khoản vay nước ngoài phải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cơ quan đại diện chủ sở hữu đã phê duyệt chủ trương khoản vay nước ngoài; bên cho vay đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cung cấp khoản vay nước ngoài; tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp không vượt quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp; và phải có phương án tài chính đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/04/2022.