Theo Thông tư này, sau khi nhận hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, nếu chấp nhận đơn đề nghị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan được gửi đến Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gồm:
- Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT đối với trường hợp Tổng cục Hải quan chưa chấp nhận Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát (Đơn đề nghị; Văn bằng, giấy tờ chứng minh quyền SHTT; Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền SHTT…);
- Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
- Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc khoản tiền đảm bảo;
- Chứng từ nộp phí hải quan theo tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Trong Thông tư này, Bộ Tài chính bổ sung trường hợp từ chối tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức cá nhân, cụ thể: Cơ quan hải quan có thể từ chối nhận đơn nếu hồ sơ nộp bổ sung quá thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo nộp bổ sung.
Bên cạnh đó, ngoài 03 trường hợp chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định cũ, Thông tư còn bổ sung thêm trường hợp: Cơ quan hải quan có cơ sở xác định chứng từ trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát không còn hiệu lực hoặc giả mạo. Ngoài ra, khác với quy định cũ, người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan có thể gia hạn khi hết thời hạn (nếu có lý do chính đáng) với điều kiện nộp thêm tiền hoặc chứng từ bảo lãnh.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.
Xem chi tiết Thông tư 13/2020/TT-BTC
tại đây.