Thông tư gồm có 5 Chương, 40 Điều, trong đó quy định hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau: Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên; Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên; Sản phẩm thu được từ săn bắt hoặc đánh bắt tại Nước thành viên;…
Các nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ vẫn được phép sử dụng nếu tổng trị giá hoặc trọng lượng tịnh của nguyên liệu không vượt quá 10% giá xuất xưởng hoặc trọng lượng sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm thuộc Chương 2 và thuộc từ Chương 4 đến Chương 24 của Hệ thống Hải hòa, trừ thủy sản chế biến thuộc Chương 16 của Hệ thống Hải hòa.
Ngoài ra, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại Nước thành viên xuất khẩu và phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực. Tổng giá trị hàng hóa không được vượt quá 500 EUR đối với kiện hàng nhỏ hoặc 1.200 EUR đối với hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Vương quốc Anh sẽ được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 27/6/2021.

Nguồn: VITIC