Giá dầu thô tăng mạnh lên mức cao nhất 2 năm rưỡi, giúp nhóm cổ phiếu dầu khí sáng nay khởi sắc, góp phần kéo VN-Index chính thức vượt qua ngưỡng 850 điểm, thiết lập đỉnh cao mới hơn 9 năm. Tuy nhiên, tâm điểm chú ý của thị trường đến từ giao dịch thỏa thuận VRE, giúp thanh khoản thị trường tăng đột biến sáng nay.

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng mạnh trong nửa cuối phiên chiều, giống như phiên giao dịch cuối tuần trước để đóng cửa ở mức cao nhất ngày.

Phiên tăng điểm không tạo ra ngờ vực như các phiên trước đó khi nhận được sự đồng thuận của phần lớn mã trên sàn. Tuy nhiên, đáng tiếc là VN-Index vẫn chưa thể chinh phục thành công ngưỡng 850 điểm.

Trong phiên hôm qua, tân binh VRE của Vincom Retail có phiên chào sàn ấn tượng khi tăng kịch biên độ 20%, đóng cửa ở mức trần 40.550 đồng/cổ phiếu với lượng dư mua trần hơn 11 triệu đơn vị, chưa kể lượng dư mua ATC không được khớp.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay (7/11), lực mua mạnh quay trở lại với nhóm cổ phiếu thị trường quen thuộc như FLC, HAI, HQC, FIT và một số cổ phiếu đang “hot” trong thời gian gần đây như PVD, MBB, CTG… đã giúp VN-Index tiếp tục bay cao, và chinh phục mốc 850 điểm chỉ trong ít phút mở cửa.

Trong đó, PVD đang dẫn đầu thanh khoản thị trường với gần 3 triệu cổ phiếu được sang tay. FIT được kéo lên mức giá trần và đang khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Thậm chí, đã có lúc VN-Index đã vọt lên hơn 853 điểm chỉ sau hơn 30 phút giao dịch. Nhưng lực cung gia tăng khiến đà tăng của VN-Index bị chặn lại.

Đáng chú ý trong phiên sáng nay, tân binh Vincom Retail (VRE) đang được khối ngoại thỏa thuận với giá trị rất lớn, hiện đã có gần 400 triệu cổ phiếu VRE được sang tay (chiếm hơn 20,5% tổng vốn điều lệ của VRE) với trị giá hơn 16.000 tỷ đồng...

Tuy nhiên, trong phiên khớp lệnh, cổ phiếu VRE bị tắc thanh khoản do không có lệnh bán, trong khi lượng dư mua giá trần 43.350 đồng đang hơn 8 triệu đơn vị.

Ở nhóm VN30, sự phân hóa mạnh đang diễn ra, các mã giảm điểm đang dần chiếm ưu thế so với các mã tăng.

Một số mã mở cửa giảm điểm đã tăng trở lại như VIC, GMD, SBT, MBB... Nhưng ngược lại, nhiều mã lại quay đầu giảm như VCB, HSG, MWG, SSI, DPM, CII...

Trên sàn HNX, PVS tiếp tục hút lực mua, và là mã tăng duy nhất trong top 5 thanh khoản.

CEO đang gặp áp lực chốt lời và giảm nhẹ, khớp 1,47 triệu đơn vị. 3 mã còn lại đang đứng tham chiếu và thanh khoản cũng khá tốt là KLF, PVX, SHB

Sau khi đi lên trên 835 điểm, tưởng chừng đây sẽ là ngưỡng cản lớn của VN-Index, khi chỉ số dần đi xuống, nhưng lực cầu giá cao đã xuất hiện, VN-Index lại vọt lên, và đóng cửa cao nhất trong phiên sáng.

Tuy số mã tăng chỉ nhỉnh hơn số mã giảm 8 mã, nhưng dòng tiền lại tập trung vào các mã tăng, điều này đến với cả VN30 và nhóm cổ phiếu thị trường, cùng với đó là hiệu ứng tâm lý hứng khởi từ giao dịch của VRE đã khiến VN-Index bay cao.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, hàng loạt các mã thi nhau tăng giá và phủ xanh top thanh khoản, như FLC tăng 3,2% và khớp lệnh dẫn đầu thị trường với hơn 7 triệu đơn vị; HQC tăng 0,4% và khớp 3,36 triệu đơn vị; HAI tăng 5,5% và khớp 2,87 triệu đơn vị; HTT thanh khoản đột biến hơn 2,14 triệu đơn vị và tăng 4,5%; IDI cũng tăng mạnh 5% và khớp hơn 2,05 triệu đơn vị…

Cặp đôi FIT và TSC cùng nhau tăng lên mức giá trần, thanh khoản FIT đạt hơn 1,08 triệu đơn vị, TSC gần 700.000 đơn vị,

Một số mã giữ sắc tím còn có HVG, ELC, QCG, TNT..nhưng thanh khoản không cao.

HBC sau 2 phiên trần liên tiếp đã gặp áp lực chốt lời, quay đầu giảm 0,7% xuống 54.400 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 1,28 triệu đơn vị.

Ở nhóm VN30, sự tương đồng với VN-Index đã nói ở trên về thanh khoản áp đảo đến từ các mã tăng tiếp tục là lực kéo đẩy chỉ số chính thiết lập đỉnh mới.

Trong đó, PVD tiếp tục là điểm sáng, tăng 5% lên 16.900 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh cao nhất nhóm và đứng thứ 2 trên sàn HOSE với hơn 5 triệu đơn vị được khớp

Cặp đôi HSG, HPG cùng dắt tay nhau đi lên với lần lượt 1,6 và 1,4 triệu đơn vị được khớp, tăng 0,9% và 0,1%.

VIC tăng 2,5% lên 62.000 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 800.000 đơn vị. ROS tăng 3,9% lên 208.200 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 650.000 đơn vị…

Các mã tăng khác còn có GAS, SBT, KBC, VNM, GMD, KBC… 

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có giao dịch sôi động với các mã thanh khoản khá tốt như MBB khớp 4,8 triệu đơn vị, tăng 1,3%; CTG khớp 2,32 triệu đơn vị, tăng 1,5%; BID khớp 1,35 triệu đơn vị, tăng 0,2%; VCB khớp hơn 1,09 triệu đơn vị, tăng 0,2%; ACB khớp hơn 900.000 đơn vị, tăng 0,3%... LPB có thanh khoản cao hơn 2,3 triệu đơn vị, nhưng lại giảm 1,6%..

Chốt phiên sáng, với 127 mã tăng, 119 mã giảm, VN-Index tăng 4,65 điểm (+0,55%), lên 853,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 503,86 triệu đơn vị, giá trị hơn 18.882 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 421 triệu đơn vị, giá trị hơn 17.104 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hơn 414 triệu cổ phiếu VRE.

Trên sàn HNX, đà tăng của PVS và KLF đã không thể giúp chỉ số quay trở về tham chiếu trước giờ nghỉ trưa.

Trong đó, PVS tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với hơn 4,5 triệu đơn vị được khớp và tăng 3,2%; KLF đảo chiều thành công, tăng 2,6% và khớp lệnh đứng ngay PVS với hơn 3,65 triệu đơn vị.

Các mã còn lại như CEO, PVX, SHB, VCG giao dịch lình xình và chốt phiên đều đứng tham chiếu với thanh khoản trên dưới 1 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 0,24 điểm (-0,23%), xuống 104,86 điểm với 49 mã tăng, 67 mã giảm. Tổng khối lượng khớp đạt 21,08 triệu đơn vị, giá trị 242,73 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1,61 triệu đơn vị, giá trị 19,38 tỷ đồng.

Ngược lại trên UPCoM, việc mã thanh khoản cao nhất LPB quay đầu giảm đã kéo lùi chỉ số về cuối phiên.

Chốt phiên sáng, LPB giảm 1,6% và khớp lệnh hơn 2,37 triệu đơn vị, và cách xa các mã tăng còn lại như SWC và GEX với chỉ hơn 300.000 đơn vị.

Đóng góp vào đà giảm của chỉ số còn còn ATB, QNS, ART…

Chốt phiên sáng, UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,11%), xuống 53,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,55 triệu đơn vị, giá trị 63,64 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,43 triệu đơn vị, giá trị 77 tỷ đồng.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn