Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm mặc dù số liệu mới từ thị trường lao động khả quan hơn dự báo. Chốt phiên giao dịch ngày 9/9 chỉ số Dow Jones, Chỉ số Nasdaq và chỉ số S&P 500 đều giảm.
Nhà đầu tư gần đây lo ngại sau khi báo cáo việc làm hàng tháng cho thấy tốc độ tuyển dụng tại Mỹ chậm lại, phản ánh đà phục hồi kinh tế có thể chững lại nhiều hơn dự báo.
Chỉ số Dow Jones giảm 151,69 điểm, tương đương 0,43%, xuống 34.879,38 điểm.
Chỉ số S&P 500 giảm 20,79 điểm, tương đương 0,46%, xuống 4.493,28 điểm.
Chỉ số Nasdaq giảm 38,38 điểm, tương đương 0,25%, xuống 15.248,25 điểm.
Cổ phiếu Microsoft, Amazon đều giảm khoảng 1%, nằm trong số cổ phiếu kéo tụt S&P 500 và Nasdaq.
Trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, bất động sản và chăm sóc y tế diễn biến tệ nhất, đều giảm hơn 1%. Tài chính, năng lượng và vật liệu tăng nhẹ.
Đây là phiên giảm thứ tư liên tục của Dow Jones và S&P 500, đồng thời là lần đầu tiên kể từ giữa tháng 8 Nasdaq có hai phiên giảm liên tiếp.
Mặc dù Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 4/9 giảm 35.000 xuống 310.000, sau khi điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ, thấp nhất kể từ giữa tháng 3/2020. Điều này cho thấy tăng trưởng việc làm có thể bị cản trở bởi tình trạng thiếu lao động hơn là lực cầu người lao động giảm.
“Vấn đề là thị trường hiện tại đang luân chuyển hơn là dịch chuyển. Do báo cáo trợ cấp thất nghiệp, mọi người đều mua vào cổ phiếu mang tính chu kỳ”, theo Jay Hatfield, giám đốc điều hành Infrastructure Capital Management, New York, nói. “Chúng tôi nhận thấy thị trường bị kẹt trong một biên độ, khoảng 4.400 – 4.600 điểm với S&P 500”.
Tăng trưởng việc làm có thể bị cản trở bởi tình trạng thiếu lao động hơn là lực cầu người lao động giảm.
Nhà đầu tư gần đây lo ngại sau khi báo cáo việc làm hàng tháng cho thấy tốc độ tuyển dụng tại Mỹ chậm lại, phản ánh đà phục hồi kinh tế có thể chững lại nhiều hơn dự báo. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư là bất ổn liên quan thời điểm Fed bắt đầu siết các chính sách hỗ trợ kinh tế triển khai từ năm ngoái để ứng phó Covid-19.
Thông tin Trung Quốc sẽ kéo dài quá trình phê duyệt các trò chơi điện tử trực tuyến mới khiến cổ phiếu các công ty trò chơi niêm yết tại Mỹ như Activision Blizzard, Electronic Art và Take-Two Interactive Software giảm hơn 1%.
Giới đầu tư ở Phố Wall đang hồi hộp ngóng chờ tin tức từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giá cổ phiếu được dự báo sẽ giằng co cho tới ngày 21-22/9, khi Fed có cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ.
Trong cuộc họp diễn ra ngày 9/9, Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB) tuyên bố giữ nguyên chính sách tiền tệ, nhưng nói sẽ giảm tốc độ chương trình mua tài sản để phù hợp với tình hình lạm phát tăng cao. Một chủ trương tương tự cũng có thể được đưa ra trong cuộc họp sắp tới của Fed.
“Tốc độ thay đổi chính sách sẽ đủ chậm để không gây trệch hướng tăng trưởng kinh tế hay đà tăng của thị trường chứng khoán. Sự khác biệt giữa những ngân hàng trung ương cứng rắn hơn và những ngân hàng trung ương mềm mỏng hơn sẽ tạo ra cơ hội”, hãng tin CNBC dẫn lời Giám đốc đầu tư Mark Haefele của UBS Global Wealth Management.
“Chúng tôi dự báo các ngân hàng trung ương lớn sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách giữ lãi suất ở mức thấp thêm một thời gian dài. Điều này tích cực đối với giá cổ phiếu, nhất là những cổ phiếu giá trị và cổ phiếu chu kỳ”.
Mặc phiên giảm này, các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đang ở gần mức cao kỷ lục. Dow Jones đang cách đỉnh khoảng 2%, Nasdaq và S&P 500 thấp hơn khoảng 1% so với ngưỡng cao nhất mọi thời đại.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 9/9 là 9,3 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với trung bình 9,1 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.