Công tác Cải cách hành chính trong thời gian qua được Bộ Công Thương hết sức quan tâm, trong năm 2016, Bộ đã ban hành nhiều văn bản về công tác Cải cách hành chính như 1372/QĐ-BCT ngày 8/4/2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của Bộ Công Thương; 4612/QĐ-BCT ngày 25/11/2016 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Công Thương; 4613/QĐ-BCT ngày 25/11/2016 ban hành Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Công Thương...
 
Ông Trần Hữu Linh, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, ông Trần Hữu Linh, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương chia sẻ, theo bản xếp hạng par index của Bộ Công Thương, năm 2012 đạt 02/19, năm 2013: 06/19, năm 2014: 12/19, năm 2015: 18/19, trong năm 2016, Bộ Công Thương cố gắng phấn đấu đạt top 10 về chỉ số xếp hạng par index trong các Bộ ngành. Để đạt được mục tiêu này, theo ông Trần Hữu Linh, Bộ Công Thương cần phải nhìn nhận thẳng thắn vào những tồn tại đang gặp phải để nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong thời gian qua, Bộ Công Thương chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm người đứng đầu gắn với công tác thi đua nên có tình trạng thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm đúng mức; Công tác thông tin tuyên truyền hiệu quả chưa cao, chưa nhận được sự công nhận cao của dư luận, ảnh hưởng đến kết quả điều tra xã  hội học; Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ thực hiện chưa đầy đủ; Một số văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách do Bộ ban hành hiệu quả còn chưa cao; Việc cập nhật, công bố thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia chưa kịp thời; Chất lượng thủ tục hành chính qua điều tra xã hội học vẫn còn hạn chế về sự cần thiết, tính hợp lý cũng như mức độ thuận tiện trong thực hiện; Công tác kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động, công tác cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chưa được thực hiện đầy đủ; Đề án xây dựng cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ chưa được Bộ Nội vụ phê duyệt; Đánh giá chất lượng công chức, viên chức qua điều tra xã hội học về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ còn hạn chế; Công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng công chức, viên chức của Bộ thời gian qua được báo chí phản ánh làm ảnh hưởng đến công tác điều tra xã  hội học; Công tác đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức KHCN công lập qua điều tra xã hội học còn hạn chế; Cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ www.moit.gov.vn còn chưa đầy đủ, kịp thời như thông tin về mua sắm, đấu thầu, thông tin đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ, thông tin về doanh nghiệp...
Như vậy, vấn đề đặt ra cho Bộ Công Thương trong thời gian tới để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác Cải cách hành chính chính là vai trò của Bộ trưởng và Thủ trưởng của các đơn vị trong việc nghiêm túc thực hiện; Tiến độ xây dựng văn bản phát luật phải thiết thực và khả thi; Công khai, minh bạch và hiện đại hóa thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; Chế độ giám sát, kiểm tra và đôn đốc thực thi: xây dựng quy trình giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực thi cải cách hành chính, họp rà soát tình hình hàng quý cho tới khi công tác cải cách hành chính đã thực sự đi vào nề nếp; Bố trí kinh phí...
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã giao cho từng đơn vị trong Bộ nghiêm túc thực hiện công tác cải cách hành chính. Cụ thể: 
Văn phòng Bộ: Kiện toàn bộ máy, nhiệm vụ về cải cách hành chính; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đầu mối cải cách hành chính; Triển khai mạnh mẽ dịch vụ công online mức độ 3 và 4; Ứng dụng Công nghệ thông tin, Internet quản lý văn bản, lưu trữ hồ sơ tài liệu điện tử, quản lý công việc (03 Hệ thống eMOIT, iMOIT, aMOIT); Cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành của Bộ; Kiểm tra ISO tại các đơn vị thuộc Bộ; hoàn thành việc áp dụng TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan thuộc Bộ; Nghiên cứu phương án thành lập Trung tâm Hành chính công/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung theo tinh thần Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước.
Vụ Tổ chức cán bộ: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, liêm chính, hết lòng phục vụ nhân dân; Nghiên cứu, xây dựng Quy chế thu hút và sử dụng người có tài vào làm việc tại Bộ Công Thương.
Vụ Pháp chế: Đề xuất ban hành một số tiêu chí xây dựng VBQPPL để bảo đảm các văn bản được xây dựng theo triết lý thống nhất (triết lý kiến tạo phát triển, triết lý tạo môi trường bình đẳng...); loại bỏ việc đưa ra các điều kiện kinh doanh theo quy mô kinh doanh hoặc các điều kiện mang tính phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; Đôn đốc các đơn vị xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách kịp thời, khả thi, hiệu quả; bảo đảm khả năng thực hiện của kế hoạch ngay từ khi xây dựng; Kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề được dư luận phản ánh; Tăng cường kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính tại các địa phương; hỗ trợ, giải đáp khó khăn, vướng mắc cho các công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính ngành công thương tại địa phương.
Thanh tra Bộ: Đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị liên quan trong công tác xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm đảm bảo đầy đủ, đồng bộ và khả thi; Khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần cân đối về nhân lực, thời gian, tài chính để đảm bảo thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt 
Các đơn vị thuộc Bộ: Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt cải cách hành chính đến từng cán bộ; coi cải cách hành chính là ưu tiên; cung cấp thông tin rộng rãi về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính giúp dư luận đồng thuận; Tuyên truyền quan điểm, chủ trương về cải cách xã hội học, không phải là việc cắt giảm các thủ tục hành chính mà là việc cần phải làm thế nào để các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, phù hợp, hiệu quả; Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện cải cách hành chính riêng tại đơn vị; phân giao thực hiện cụ thể cho từng bộ phận; kiểm tra, đôn đốc; Đẩy mạnh phát huy và nhân rộng những sáng kiến trong cải cách hành chính của các đơn vị trong và ngoài Bộ; Cung cấp đầy đủ thông tin lên website của Bộ; Chủ động giải thích với địa phương để đồng thuận, không làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra xã hội học.
Ông Ngô Quang Phát Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ tại Hội nghị
Theo ông Ngô Quang Phát Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cho biết, mục tiêu cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế KTTT định hướng XHCN; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch; Xây dựng hệ thống các cơ quan HCNN từ TƯ tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; Bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước; Xây dựng đội ngũ CB, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu.
Trong đó, trọng tâm là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
Để đạt được mục tiêu trên, các Bộ ngành phải bám sát được nội dung đánh giá cải cách hành chính. Cụ thể, nhóm 1: đánh giá kết quả trên 7 lĩnh vực. 31 tiêu chí với 89 tiêu chí thành phần; Nhóm 2: đánh giá tác động thông qua điều tra xã hội học; số tiêu chí, tiêu chí thành phần là 24. Thang điểm là 100; qua điều tra XHH là 40/100. Phương pháp điều tra là nhóm 1: Các bộ tự đánh giá; BNV tổng hợp; Hội đồng thẩm định; Nhóm 2: Điều tra XHH được tiến hành lấy ý kiến đánh gìá của các nhóm đối tượng khác nhau (qua phiếu đánh giá). Tổng hợp điểm qua điều tra xã hội học và điểm Hội đồng đánh giá là “Điểm đạt được”.
Ông Ngô Quang Phát cho biết, 7 lĩnh vực thuộc nhóm tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính của bộ bao gồm: Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính bao gồm: Kế hoạch cải cách hành chính năm (Thời gian; chất lương; mức độ hoàn thành); Thực hiện công tác báo cáo (báo cáo cải cách hành chính; BC tự chấm điểm); Kiểm tra công tác cải cách hành chính (tỷ lệ; xử lý phát sinh); Công tác tuyên truyền cải cách hành chính (mức độ; sự đa dạng); Sáng kiến trong cải cách hành chính; Thực hiện các nhiệm vụ được CP, TTg giao.
Công tác xây dựng và tổ chức thựuc hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ bao gồm: Xây dựng VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; Theo dõi thi hành pháp luật; Rà soát hệ thống hóa VBQPPL; Kiểm tra, xử lý VBQPPL; Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Công tác cải cách hành chính bao gồm: Kiểm soát quy định thủ tục hành chính; Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; Công bố, cập nhật thủ tục hành chính; Công khai thủ tục hành chính; Tỷ lệ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn theo quy định; Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính bao gồm: Tuân thủ các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy; Kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ (Vụ, Cục, Tổng cục và tương đương); Thực hiện phân cấp quản lý.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng công chức, viên chức bao gồm: Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm; Tuyển dụng và bố trí sử dụng công chức, viên chức; Thi nâng ngạch CC, thăng hạng VC theo thẩm quyền của bộ; Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp Vụ và tương đương; Thực hiện quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức; Mức độ hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế trong năm; Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Công tác cải cách tài chính công bao gồm: Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính; Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ.
Công tác hiện đại hóa hành chính bao gồm: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của bộ; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008.

Nhìn nhận một cách khách quan, công tác Cải cách hành chính của Bộ Công Thương còn gặp rất nhiều khó khăn, cản trở. Bộ quản lý đa ngành, lĩnh vực nên việc tổ chức triển khai thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót dẫn đến kết quả điều tra xã hội học dễ bị mất điểm. Các Bộ ngành đều rất nỗ lực, cố gắng để cải thiện công tác cải cách hành chính, ParIndex cải cách hành chính tác động hầu hết lĩnh vực hoạt động của Bộ, đặc biệt thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp; nếu chỉ đạo quyết liệt, cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đưa lên online cấp độ 3 và 4, xây dựng và thực hiện đúng đề án vị trí việc làm có thể ảnh hưởng đến cán bộ. Điều tra xã hội học về nội dung bố trí nguồn lực, con người, tài chính cho công tác cải cách hành chính của Bộ không cao trong bối cảnh kinh phí eo hẹp; Kinh phí của Bộ, các chương trình XTTM, khuyến công, KHCN còn hạn chế, nên việc phân bổ nguồn kinh phí cho các địa phương không đáp ứng được theo đề xuất của các Sở Công Thương; kết quả điều tra xã hội học lãnh đạo các Sở chưa cao.

Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là sự tham gia của người đứng đầu sẽ đóng vai trò chủ chốt trong đổi mới cải cách hành chính, sau đó mới đến sự tham gia của mọi người, của các đơn vị và phòng ban.

Nguồn: Phương Thảo/Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương