Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, bà Nienke Trooster, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cùng đông đảo đại diện các Bộ/ Ngành, các địa phương, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, nông sản, thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng to lớn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cũng đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng Thương hiệu ngành hàng này còn nhiều hạn chế, việc xuất khẩu còn khó khăn, lợi nhuận thu về mặc dù đạt số lượng lớn nhưng lợi nhuận thực tế còn thấp, sản phẩm thực phẩm của Việt Nam chưa có gía trị gia tăng cao và vững chắc trên thị trường quốc tế, Chương trình xây dựng thương hiệu cho ngành thực phẩm được Bộ Công Thương giao cho Cục Xúc tiến thương mại là đầu mối, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu của ngành hàng, của địa phương, tô chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp. Mục đích của chương trình là xây dựng hiệu quả, quảng bá, tăng cường nhận thức về thực phẩm Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng của ngành thực phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới. định hướng xây dựng, tập trung đề cao những giá trị liên quan.

Ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam

Phát biểu tại Lễ ký, ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cũng nhấn mạnh đến vai trò của việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thực hiệu cho ngành thực phẩm của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay khi một loạt các hiệp định Thương mại tự do đã, đang và sẽ có hiệu lực. Ông Bruno Angelet cho biết, trong thời gian qua, EU-MUTRAP đã phối hợp mật thiết với VIETRADE và CBI để hỗ trợ Việt Nam, bảo vệ thương hiệu cho Việt Nam trên thị trường quốc tế. tuy nhiên việc xây dựng chiến lược thương hiệu xem xét và đặt trong chuỗi cung ứng cụ thể. Liên minh Châu âu đã vè sẽ hỗ trợ Việt Nam về mặt kỹ thuật để phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra trong hiệp định thương mại.

Bà Nieken Trooter cho rằng, xây dựng thương hiệu cho ngành hàng là vấn đề quan trọng đối với đất nước cũng như doanh nghiệp. Đối với Hà Lan, việc xây dựng thương hiệu gắn với chiến lược thương hiệu cho đất nước. Hà Lan sử dụng hình ảnh hoa tuy-líp, cối xay gió cho việc nhận diện và đại diện thương hiệu. Tuy nhiên bà Nienken cho rằng, thách thức đối với việc làm thương hiệu của Hà Lan là tìm ra cách thức quảng bá mới thay vì hình thức và cách làm truyền thống, phải khiến mọi người quan tâm, giúp xây dựng ngôn ngữ chung. Bà Nienken cho rằng, Việt Nam là đất nước năng động, cởi mở, ngành thực phẩm của Việt Nam cũng rất độc đáo cho nên cần có một chiến lược thương hiệu cho ngành thực phẩm rõ ràng,. Việt Nam cần xác định sự yêu tiên phù hợp, ngoài Chính phủ thì các cơ quan cần tham gia. Chiến lược thương hiệu là bộ phận k tách rời của ngành nông nghiệp. CBI muốn hỗ trợ VN trong lĩnh vực này. Hà Lan cũng đã có mối liên hệ mật thiết với Việt Nam thông qua Thỏa thuận Đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực mà chính phủ 2 nước đã ký vào giữa năm 2014.

Trước khi vào Hội thảo, đại diện của VIETRADE, CBI và Dự án EU - MUTRAP đã ký Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện Chương trình xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam, tạo đà cho các hoạt động của Chương trình trong các giai đoạn tiếp theo.

Hội thảo được mở đầu với bài phát biểu của ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại giới thiệu về chương trình xây dựng chiến lược thương hiệu thực phẩm Việt Nam, ông Tạ Hoàng Linh nhấn mạnh, mục tiêu chính của chương trình là xây dựng và quảng bá một hình ảnh chung, thống nhất cho ngành thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về thực phẩm Việt Nam. Xây dựng uy tín về chất lượng và giá trị thực phẩm Việt Nam. Tối ưu hóa giá trị gia tăng cho sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy mua hàng thực phẩm Việt Nam. Thực tế cần nhìn nhận, trên thế giới rất ít người biết đến thực phẩm Việt Nam. Số người biết đến ngành hàng này chủ yếu là tầng lớp thương nhân. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường quảng bá hình ảnh cho thực phẩm Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản ra thế giới như cà phê, thanh long... điều đó chứng tỏ sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt của Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh sản phẩm ra các nước.

"Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam có rất nhiều cơ hội, cơ hội đó có đến hay không phụ thuộc vào chính chúng ta. Với sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, Việt Nam đang chung sức xây dựng thương hiệu cho ngành thực phẩm để nông sản Việt Nam tiến xa hơn.Xây dựng chiến lược là giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả. Để làm được điều đó thì sản phẩm phải tạo độ tin cậy, an toàn, hiệu quả." ông Tạ Hoàng Linh nhấn mạnh.

Ông Tạ Hoàng Linh cũng đề xuất và mong muốn các chuyên gia quốc tế tiếp tục tư vấn kế hoạch hành động cụ thể, giúp Việt Nam xây dựng hệ thống nhận diện và quản trị hình ảnh. Xây dựng hệ thống các chương trình đào tạo. Hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam. Chung sức xây dựng thương hiệu thực phẩm Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội và đặc biệt là người nông dân Việt Nam đạt được ước mơ trên cánh đồng của mình.

Việc khởi động Chương trình được tiến hành từ năm 2014, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại. Chương trình được chia làm 4 giai đoạn. Đến nay, với sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và hiệp hội liên quan, Bộ Công Thương đã hoàn thành Giai đoạn 1 (Xác định mục tiêu và Phương pháp) và Giai đoạn 2 (Nghiên cứu & Phân tích). Giai đoạn 3 (Xây dựng chiến lược) đang trong quá trình triển khai, bắt đầu từ tháng 3/2016 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2017. Giai đoạn 4 - Thực hiện chiến lược (2017-2020) sẽ được triển khai dưới hình thức một chiến dịch tư vấn, truyền thông, quảng bá, tiếp thị xây dựng hình ảnh ngành hàng thực phẩm quốc gia. Mục đích nhằm xây dựng, quảng bá hiệu quả một hình ảnh chung của ngành thực phẩm Việt Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, tăng cường công tác xúc tiến thương mại & đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Chia sẻ về Thương hiệu cho nông sản thực phẩm, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn cho rằng, khi nhắc đến sản phẩm nông nghiệp người ta thường nhớ đến địa danh nơi sản xuất ra sản phẩm hoặc tên gọi chung của sản phẩm, ví dụ như bưởi da xanh, nước  mắm Phú Quốc, Cognac Pháp hay cá hồi Nauy.... Chỉ một số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, quy mô lớn mới có khả năng tự mình xây dựng và phát triển thương hiệu, như Nestle, Masan, VinEco....

Bài học cho nông sản, thực phẩm Việt Nam đó là Thương hiệu là công cụ hết sức cần thiết để phát triển thị trường nông sản, thực phẩm Việt Nam. Thương hiệu nông sản, thực phẩm nên là của một tổ chức cộng đồng cùng sản xuất, thương mại một sản phẩm để phối hợp nguồn lực phát triển thị trường và quản lý.

Đề xuất thí điểm với ngành hàng, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm lấy ví dụ cụ thể đối với mặt hàng cá tra của Việt Nam, cần thay đổi hình ảnh cá tra bằng xây dựng tiêu chuẩn thống nhất, quy tắc ứng xử, xây dựng thương hiệu và kế hoạch phát triển thị trường cho sản phẩm cá tra fillet. Quảng bá, marketing mạnh mẽ thương hiệu mới trên các thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp tự nguyện thực hiện tiêu chuẩn và các quy định khác được sử dụng thương hiệu cho sản phẩm của mình, có nghĩa vụ đóng góp cho Quỹ phát triển thị trường.

Để làm được điều đó thì Chính phủ và chính quyền các cấp cần xây dựng năng lực cho các tổ chức cộng đồng của ngành hàng. Xem xét Điều lệ, Quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn để đảm bảo không trái pháp luật, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh và bảo vệ tốt nhát cho những nhóm yếu thế. Hỗ trợ ban đầu về tài chính cho Quỹ phát triển thị trường của những sản phẩm chủ lực để xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, các chiến dịch truyền thông. Có chính sách hỗ trợ nhóm doanh nghiệp tham gia vào thương hiệu sản phẩm. Giải quyết các tranh chấp khi phát sinh. Cùng với đó, theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, doanh nghiệp cần tự nguyện tham gia, chấp hành điều lệ, Quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn chung. Bảo vệ và phát triển thương hiệu chung. Đóng góp vào Quỹ phát triển thị trường. Tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Theo ông Leon Trujillo, Chuyên gia tư vấn cấp cao của chương trình, với mục tiêu chính là xây dựng và triển khai Chiến lược Thương hiệu ngành thực phẩm để thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp có xuất xứ hoặc chế biến từ Việt Nam, đã có 9 ngành nông sản, thực phẩm được lựa chọn tham gia đó là thủy sản, cà phê, gạo, hạt điều, trái cây, chè, hạt tiêu, dừa, mật ong. Đây đều là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Trong năm năm qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp đôi nhờ mức lương tối thiểu cạnh tranh và chi phí vận  hành thấp đã thúc đẩy tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành sản xuất, chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, ngành hàng này cũng đang gặp phải những thách thức trong việc xúc tiến thương mại. Đảm bảo sự đồng thuận và tham gia. Xây dựng chiến lược khả thi. Tăng cường xuất khẩu. Kích thích nhu cầu quốc tế.

Ông Leon Trujillo cũng lưu ý, cần áp dụng những bài học từ thị trường cần cân nhắc quy mô bởi những thương hiệu ngành cần bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị và tất cả các bên liên quan, càng nhiều người tham gia càng tốt. Thứ hai, cần trao quyền cho các bên liên quan, về quản trị thương hiệu, thương hiệu hoạt động được là nhờ sự tham gia cần thiết của những người sử hữu thương hiệu đó. Thứ ba, tùy chỉnh giải pháp của riêng bạn, bởi mỗi nước và mỗi ngành nên xây dựng chiến lược thương hiệu riêng cho mình đảm bảo sự khác biệt. Không có mô hình thống nhất. 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương/Chinhphu.vn