Rajesh Goel, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Tiếp thị và Bán hàng của HCIL, cho biết việc việc tăng giá bán xe là cần thiết do “Giá nguyên liệu thô như thép, nhôm và kim loại quý đã tăng mạnh, trong đó có nhiều loại giá đã đạt mức cao chưa từng có trong lịch sử, tác động đáng kể đến chi phí đầu vào của chúng tôi”.
Giá thép tại Ấn Độ và các nơi khác trên thế giới đã tăng mạnh trong mấy tháng qua. Tháng 6 vừa qua, các nhà sản xuất thép hàng đầu của Ấn Độ đã nâng giá thép cuộn cán nóng (HRC) và thép cuộn cán nguội (CRC) thêm lần lượt 4.000 rupee và 4.900 rupee / tấn.HRC và CRC là các sản phẩm thép dẹt được sử dụng trong các ngành công nghiệp như ô tô, thiết bị gia dụng và xây dựng. Do đó, giá thép tăng sẽ ảnh hưởng đến giá xe cộ, hàng tiêu dùng cũng như chi phí xây dựng.
Bên cạnh đó, giá các kim loại quý như rhodi và palladium cũng tăng gần gấp đôi, tác động đến chi phí sản xuất ô tô. Rhodium và palladium được sử dụng trong sản xuất các chất xúc tác và nhu cầu đối với những kim loại quý này tăng rất mạnh do những quy định mới về tiêu chuẩn khí phát thải ngày càng nghiêm ngặt hơn trên toàn thế giới.
Trước Honda, một số hãng ô tô khác đã nâng giá bán xe do chi phí đầu vào tăng. Maruti Suzuki Ấn Độ (MSI) vào tháng 6/2021 đã thông báo sẽ tăng giá toàn bộ danh mục sản phẩm của mình trong quý 3. Vào tháng 1/2021, MSI đã tăng giá bán một số mẫu xe thêm 34.000 rupee. Tiếp sau đó, tháng thangs1, MSI tiếp tục thông báo tăng giá trung bình 1,6% đối với các mẫu xe của mình.
"Nỗ lực của chúng tôi là giữ cho giá bán xe ở mức thấp nhất có thể. Do đó, chúng tôi đang cân nhắc tín toán xem chúng tôi có thể chịu được bao nhiêu chi phí bổ sung, còn bao nhiêu Công ty sẽ không thể hấp thụ được và buộc phải chuyển sang chia sẻ với khách hàng”, ông Rajesh Goel nói.
Một số nhà sản xuất thiết bị gốc (EM) đầu năm nay đã nâng giá xe chở khách và xe 2 bánh với lý do tương tự. Danh mục sản phẩm của HCIL bao gồm các mẫu xe sedan tiêu thụ mạnh là Amaze và City, cùng một số mẫu khác.
Hiện vẫn chưa rõ việc tăng giá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu đối với các phương tiện chở khách – loại hàng hóa đang có xu hướng tăng nhu cầu sau khi các quy định về phong tỏa được nới lỏng dần.
Hầu hết các OEM lớn đều báo cáo doanh số bán hàng tăng trong tháng 6 vừa qua, nhưng hầu hết các công ty cũng nhấn mạnh việc vẫn cần phải thận trọng.
Doanh số bán ô tô của HCIL trong tháng 6 vừa qua đạt 4.767 chiếc, tăng so với 2.032 chiếc vào tháng 5/2021.
"Với việc nhiều bang mở cửa trở lại và các đại lý xe quay lại bán hàng, chúng tôi kỳ vọng doanh số bán xe sẽ tăng thêm nữa kể từ tháng này, để chúng tôi có thể tăng cường sản xuất hàng ngày”, ông Goel nói.
Tuy nhiên, các yếu tố như chi phí đầu vào tăng, tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu và mối đe dọa của làn sóng Covid-19 thứ 3 có thể tác động không nhỏ đến ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung, trong bối cảnh thị trường từ năm 2019 đến nay có rất nhiều biến động bởi nhiều lý do khác nhau.

Nguồn: VITIC / auto.hindustantimes