Trên thị trường năng lượng, giá dầu diễn biến trái chiều giữa bối cảnh thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu chủ chốt không đủ để làm dịu bớt quan ngại về nhu cầu sụt giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London tăng 26 US cent (tương đương 0,8%) lên 31,74 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trên sàn New York giảm 35 US cent (1,5%) xuống 22,41 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 1/4.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia liên minh, còn gọi là OPEC+, ngày 12/4 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian 2 tháng (5-6/2020), tương đương 10% sản lượng dầu toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó không giúp trấn an các nhà đầu tư khi nhu cầu dầu thế giới vẫn trì trệ do chính sách giãn cách xã hội trên toàn cầu. Nhà phân tích kỳ cựu Edward Moya của OANDA - trụ sở tại New York (Mỹ) – cho rằng, vấn đề hiện nay là dịch COVID-19 có thể làm giảm nhu cầu dầu thế giới khoảng 30 triệu thùng/ngày và nhu cầu dầu thô không thể khôi phục như bình thường cho đến năm 2022.
Theo ông Jim Ritterbusch, Chủ tịch Ritterbusch and Associates, có trụ sở tại Galena, Illinois (Mỹ), thị trường dầu thế giới chỉ phản ứng nhẹ đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ là điều hợp lý, do thỏa thuận đó dường như là một nỗ lực “tuyệt vọng” vào phút chót để hỗ trợ thị trường, mặc dù biết trước hiệu quả có thể không cao do mức độ giảm mạnh của nhu cầu dầu thế giới. Tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu đã giảm khoảng 30% do sự bùng phát của dịch COVID-19 đã khiến hơn 100.000 người thiệt mạng trên toàn cầu và buộc nhiều quốc gia phải áp dụng lệnh phong tỏa hoặc hạn chế đi lại. Tình trạng dư cung dầu dự báo sẽ còn kéo dài trong vài tháng hay thậm chí vài năm cho dù các nước cắt giảm sản lượng dầu, từ đó hạn chế mức tăng giá bắt chấp nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC+.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết cắt giảm sản lượng 3,7 triệu thùng dầu/ngày trong khi hoạt động mua dầu dự trữ chiến lược sẽ đạt xấp xỉ 200 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới, đưa tổng mức cắt giảm sản lượng lên khoảng 19,5 triệu thùng/ngày.
Saudi Arabia, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất đã tình nguyện cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với mức cam kết, qua đó sẽ làm giảm sản lượng dầu của OPEC+ khoảng 12,5 triệu thùng/ngày. Bên ngoài OPEC+, Canada sẵn sàng cắt giảm sản lượng và Na Uy cho biết sẽ quyết định cắt giảm trong tương lai gần.
Về triển vọng giá dầu, các nhà phân tích của Citi đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý 3 và quý 4 lên lần lượt 35 USD và 45 USD/thùng; trong khi đó Morgan Stanley cũng nâng dự báo giá dầu trong nửa cuối năm nay lên từ 30 tới 35 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng mạnh khi các nhà đầu tư tìm đến vàng như một tài sản an toàn để chống lạm phát giữa bối cảnh các ngân hàng trên toàn cầu mạnh tay kích thích kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay vượt mốc 1.700 USD, chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2012, đóng cửa tăng 1,7% lên 1.717,36 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,5% lên 1.761,4 USD/ounce và cũng chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2013 tại 1.769,5 USD/ounce.
Đây là ngày giao dịch thứ hai liên tiếp giá vàng đứng ở mức cao nhất trong hơn 7 năm.
Các nhà đầu tư đang chuyển sang vàng để bảo toàn tài sản khi thị trường tràn ngập tiền mặt từ các ngân hàng trung ương trên thế giới do các chính phủ bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.
Giá vàng tăng một phần cũng bởi chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones có lúc giảm 464,75 điểm (1,96%) xuống 23.254,62 điểm trong phiên 13/4, và chỉ số đồng USD giảm 0,13 điểm (0,13%) xuống 99,39.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi Mỹ công bố các số liệu kinh tế tháng 3, như doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp... và báo cáo tình trạng thất nghiệp hàng tuần.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, sàn London vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ. Giá đồng trên sàn Thượng Hải tăng lên mức cao nhất trong gần 4 tuần do lo lắng về nguồn cung, sau khi hàng tồn kho sụt giảm và hoạt động tại các quốc gia sản xuất lớn bị đình trệ.
Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (ShFE), giá đồng phiên vừa qua có lúc tăng khoảng 1,9% lên 41.980 CNY (5.958,8 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/3; lúc đóng cửa tăng 1,6% đạt 41.850 CNY/tấn. Lượng đồng lưu kho trên sàn ShFE giảm tuần thứ 4 liên tiếp xuống 317,928 tấn trong ngày 10/4, thấp nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 28/2.
Sự gián đoạn hoạt động sản xuất và hậu cần do đại dịch ở Châu Mỹ và Châu Phi làm tăng lo ngại về nguồn cung, đồng thời những dấu hiệu nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc cũng hỗ trợ giá. Tập đoàn Freeport-McMoRan cho biết họ đã dừng sản xuất tại mỏ đồng Chino nằm ở New Mexico chưa biết đến bao giờ do dịch bệnh.
Về thông tin liên quan, Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu 222.020 tấn phế liệu đồng cao cấp và 191.100 tấn phế liệu nhôm trong năm 2020.
Trong nhóm sắt thép, giá thép tại Trung Quốc tăng do hy vọng chính sách tiền tệ thuận lợi sẽ thúc đẩy nhu cầu. Các khoản vay mới của Trung Quốc trong tháng 3/2020 tăng mạnh lên 2,85 nghìn CNY (405 tỷ USD) vượt dự báo 1,8 nghìn tỷ CNY, do ngân hàng trung ương bơm thêm thanh khoản và cắt giảm chi phí cấp vốn để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona. Các khoản vay của hộ gia đình cũng tăng trở lại lên 989,1 tỷ CNY trong tháng trước từ mức giảm ròng trong tháng 2.
Hợp đồng thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng phiên thứ 4 liên tiếp. Cuối phiên vừa qua, hợp đồng giao tháng 10 đóng cửa tăng 1,7% lên 3.387 CNY/tấn, cao nhất 3 tuần; trong phiên có lúc tăng khoảng 2,6% lên 3.417 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng tăng 1,6% lên 3.220 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 1,1% lên 12.510 CNY/tấn.
Các nhà máy tại Trung Quốc cũng tăng sản xuất do nhu cầu đang phục hồi. Công suất sử dụng tại các lò luyện sắt ở 247 nhà máy thép tăng lên 78,81% kể từ ngày 10/4.
Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 0,1% xuống 596 CNY/tấn. Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết thuế chống bán phá giá tạm thời mà EU áp đặt với một số sản phẩm thép không gỉ của Trung Quốc là quá cao.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 5 cuối phiên giảm 0,26 US cent hay 2,5% xuống 10,17 US cent/lb, do giá dầu không giữ được đà tăng ban đầu.
Đường tiếp tục có lợi nhuận tốt hơn ethanol, nếu phân bố sản xuất đường tiếp tục tăng thì cân bằng nguồn cung đường đường toàn cầu sẽ chuyển từ thiếu hụt sang bình thường. Giới phân tích cho biết khả năng sản lượng của Brazil tăng trong niên vụ 2020/21, một phần vì nhu cầu ethanol yếu.
Giá cà phê được duy trì ở mức cao bởi nhu cầu tốt tại các nhà bán lẻ. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2020 chốt phiên tăng 1,15 US cent hay 1% lên 1,1975 USD/lb, do tiếp tục thiếu hụt nguồn cà phê chất lượng cao trong thị trường cho tới vụ thu hoạch của Brazil và Colombia bắt đầu từ tháng 5.
Giá cao su tại Tokyo giảm do áp lực từ giá ở Thượng Hải giảm sau khi số ca nhiễm virus corona mới tại Trung Quốc tăng và lo sợ đại dịch ảnh hưởng tới nhu cầu quốc tế. Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn TOCOM giảm 1,2 JPY xuống 151,8 JPY (1,4 USD)/kg; cao su giao cùng kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 150 CNY xuống 9.949 CNY/tấn.
Tuần trước tập đoàn cao su và lốp Cooper cho biết các nhà máy của họ tại Mỹ và Châu Âu sẽ vẫn tạm thời đóng cửa. Doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm 43,3% trong tháng 3/2020 so với tháng 3/2019, do thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang vật lộn với nhu cầu sụt giảm.
Giá hàng hóa thế giới sáng 14/4/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

22,75

+0,34

+1,52%

Dầu Brent

USD/thùng

32,20

+0,46

+1,45%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.100,00

+540,00

+2,11%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,72

0,00

-0,17%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

72,38

+2,05

+2,91%

Dầu đốt

US cent/gallon

100,81

+1,35

+1,36%

Dầu khí

USD/tấn

300,00

+1,50

+0,50%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

36.320,00

-830,00

-2,23%

Vàng New York

USD/ounce

1.768,70

+7,30

+0,41%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.943,00

+100,00

+1,71%

Bạc New York

USD/ounce

15,94

+0,20

+1,26%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,60

+0,30

+0,56%

Bạch kim

USD/ounce

751,67

-0,08

-0,01%

Palađi

USD/ounce

2.206,83

-4,67

-0,21%

Đồng New York

US cent/lb

751,67

-0,08

-0,01%

Đồng LME

USD/tấn

2.206,83

-4,67

-0,21%

Nhôm LME

USD/tấn

751,67

-0,08

-0,01%

Kẽm LME

USD/tấn

2.206,83

-4,67

-0,21%

Thiếc LME

USD/tấn

751,67

-0,08

-0,01%

Ngô

US cent/bushel

336,25

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

554,25

-1,25

-0,22%

Lúa mạch

US cent/bushel

274,75

+0,50

+0,18%

Gạo thô

USD/cwt

14,33

-0,19

-1,34%

Đậu tương

US cent/bushel

862,25

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

294,10

-0,40

-0,14%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,37

+0,10

+0,37%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

464,90

-0,80

-0,17%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.272,00

-39,00

-1,69%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

120,60

+0,85

+0,71%

Đường thô

US cent/lb

10,29

-0,20

-1,91%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

106,55

-4,40

-3,97%

Bông

US cent/lb

53,07

-1,33

-2,44%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

333,70

+11,60

+3,60%

Cao su TOCOM

JPY/kg

149,30

-2,50

-1,65%

Ethanol CME

USD/gallon

0,98

+0,01

+1,24%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg