Việc Mỹ - Trung ký thỏa thuận Giai đoạn 1 là một sự kiện được dư luận đặc biệt quan tâm bởi nó đánh dấu bước đầu tiên trong việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài gần 2 năm qua.
Theo thỏa thuận giai đoạn 1, Trung Quốc cam kết mua 200 tỉ USD hàng hóa của Mỹ trong vòng 2 năm tới và đổi lại Washington sẽ không áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ban đầu dự kiến bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/12/2019, đồng thời hạn chế một số mức thuế đã áp với hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, mức thuế của Mỹ đối với 375 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc vẫn được áp đặt cho tới giai đoạn hai.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm nhẹ sau khi Chính phủ Mỹ thông báo tồn trữ dầu mỏ, xăng dầu và các sản phẩm chưng cất của nước này tăng mạnh.
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 49 US cent (0,8%) xuống 64 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 42 US cent (0,7%) xuống 57,81 USD/thùng.
Nhà phân tích Phil Flynn - thuộc công ty Price Futures Group ở Chicago - cho rằng giá dầu giảm do thị trường lạc quan sau khi Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” tại Nhà Trắng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, sản lượng dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 10/1 đã tăng lên 13 triệu thùng/ngày, cao hơn nhiều so với dự kiến. Tồn trữ xăng của Mỹ trong tuần vừa qua cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2019, trong khi tồn trữ các sản phẩm chưng cất từ dầu tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2017.
OPEC và một số đồng minh như Nga bắt đầu từ 1/1/2020 đã hạn chế nguồn cung theo thỏa thuận mới để ngăn chặn tình trạng dư thừa nguồn cung và hỗ trợ cho giá dầu. Thỏa thuận hiện tại của khối sẽ hết hạn vào tháng 3/2020.
Ngày 15/1, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), thành viên chủ chốt của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), và Nga - đồng minh của OPEC - khẳng định hai nước này vẫn cam kết gặp nhau vào tháng 3/2020 để quyết định về các chính sách sản xuất trong tương lai. Hiện OPEC và các đồng minh - được gọi là OPEC+ - đã bắt đầu tham vấn về việc mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay tới tháng 6/2020 mà không cần tổ chức hội nghị vào tháng 3/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng hồi phục do đồng USD yếu. Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.557,02 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 9,40 USD (0,61%) lên 1.554 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD, thước đo của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt, đã giảm 0,19% xuống 97,19 trong phiên này. Giá vàng và đồng USD thường chuyển động ngược chiều nhau. Nếu đồng USD đi xuống, giá vàng kỳ hạn sẽ tăng vì vàng được định giá giao dịch bằng đồng USD sẽ trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Mỹ và Trung Quốc ngày 15/1/2020 (giờ địa phương) đã ký thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” tại Nhà Trắng. Jim Wyckoff, nhà phân tích cao cấp của Kitco.com cho rằng sự kiện này là tín hiệu tốt cho giá vàng vì nó cho thấy nhu cầu toàn cầu sẽ tốt hơn.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 3/2020 tăng 24,6 US cent (1,39%) lên 17,988 USD/ounce; bạch kim giao tháng 4/2020 cũng tăng 38,30 USD (3,88%) lên 1.025,60 USD/ounce; palađi tăng 2,8% lên 2.256,13 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt kỷ lục 2.261,45 USD/ounce vào đầu phhiên do nguồn cung tiếp tục thiếu hụt.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm từ mức cao nhất 8 tháng sau những mối hoài nghi về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,2% xuống 6.287 USD/tấn. Trong 7 phiên liên tiếp liền trước đó, giá đồng tăng tổng cộng 9%, ngày 14/1/2020 đạt mức cao kỷ lục kể từ đầu tháng 12/2019.
Cũng trên sàn London, giá chì tăng 2,7% lên mức cao nhất 8 tuần (1.999 USD/tấn); giá thiếc tăng 0,1% lên 17.450 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 17.550 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 12/9/2019.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng 0,8% vào buổi sáng phiên giao dịch vưa qua do lượng quặng lưu trữ tại các cảng biển của Trung Quốc giảm khiến các nhà đầu tư thận trọng về triển vọng nguồn cung, trong khi khối lượng giao dịch thấp cho thấy nhu cầu suy giảm. Tuy nhiên, giá giảm trở lại vào lúc đóng cửa. Cụ thể, quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 664 CNY (96,41 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 1,1% xuống 93,85 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,3%, trong khi giá thép cuộn cán nóng không thay đổi. Giá thép không gỉ giảm 0,6%.
Trên thị trường nông sản, giá đường tăng lên mức cao nhất 2 năm do nguồn cung thắt chặt; giá cà phê cũng tăng.
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 0,14 US cent, tương đương 1%, lên 14,46 US cent/lb vào cuối phiên, trong phiên có lúc đạt 14,53 US cent/lb – cao nhất 2 năm; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 1,5 USD tương đương 0,4% lên 391,3 USD/tấn, trong phiên trước đó đạt mức cao nhất 2 năm (400 USD/tấn).
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 0,3 US cent tương đương 0,3% lên 1,152 USD/lb, rời khỏi mức thấp nhất 1,5 tháng (1,137 USD/lb) trong phiên trước đó. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London tăng 9 USD tương đương 0,7% lên 1.329 USD/tấn.
Trong nhóm ngũ cốc, giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" với Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới. Nguyên nhân do các thương nhân không chắc chắn về các điều khoản của hiệp ước.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 13-3/4 US cent vào lúc đóng cửa phiên giao dịch, xuống 9,28-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 9,28-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 16/12/2019; giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 2 US cent xuống 3,87 USD/bushel; trong khi giá lúa mì tăng 4-1/2 US cent lên 5,73 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 5,78-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ tháng 11/2018.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm do căng thẳng ngoại giao giữa Malaysia và Ấn Độ tiếp tục gây áp lực thị trường, song đồng ringgit suy yếu đã hạn chế đà giảm. Dầu cọ kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 12 ringgit tương đương 0,4% xuống 2.993 ringgit (734,3 USD)/tấn. Trong phiên trước đó, giá dầu cọ giảm 2,8% - mức giảm mạnh nhất trong 8 tháng, sau khi Ấn Độ thông báo ngừng nhập khẩu dầu cọ từ nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới.
Giá cao su tại Tokyo giảm theo xu hướng giá tại Thượng Hải. Cao su kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn TOCOM giảm 2,1 JPY (0,0191 USD) xuống 205,7 JPY/kg; cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 100 CNY (14,52 USD) xuống 13.195 CNY/tấn; cao su TSR20 của Trung Quốc cũng giảm 75 CNY xuống 10.875 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
57,81
|
-0,42
|
-0,72%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
64,28
|
-0,21
|
-0,33%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
40.870,00
|
-360,00
|
-0,87%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,12
|
-0,07
|
-3,06%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
163,68
|
-1,76
|
-1,06%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
187,79
|
-3,24
|
-1,70%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
577,00
|
-2,50
|
-0,43%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
57.720,00
|
-280,00
|
-0,48%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.554,00
|
+9,40
|
+0,61%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.487,00
|
+6,00
|
+0,11%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,99
|
+0,25
|
+1,39%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
63,60
|
+0,10
|
+0,16%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.022,45
|
0,00
|
0,00%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.266,49
|
0,00
|
0,00%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
286,60
|
-0,75
|
-0,26%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.302,00
|
+12,00
|
+0,19%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.809,00
|
+11,00
|
+0,61%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.373,50
|
-4,50
|
-0,19%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
17.430,00
|
+55,00
|
+0,32%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
387,50
|
-1,50
|
-0,39%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
573,25
|
+4,75
|
+0,84%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
305,75
|
-7,25
|
-2,32%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,36
|
+0,01
|
+0,04%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
928,75
|
-13,50
|
-1,43%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
300,10
|
-1,90
|
-0,63%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,30
|
-0,77
|
-2,26%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
475,80
|
-5,70
|
-1,18%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.689,00
|
+34,00
|
+1,28%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
114,30
|
-0,60
|
-0,52%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,52
|
+0,20
|
+1,40%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
96,60
|
+0,05
|
+0,05%
|
Bông
|
US cent/lb
|
70,32
|
-1,06
|
-1,49%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
426,50
|
+6,10
|
+1,45%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
206,10
|
+0,40
|
+0,19%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,33
|
-0,02
|
-1,62%
|