Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 2% do tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh và kỳ vọng sắp có vắc xin hiệu quả phòng COVID-19.
Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế vì Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, dự định nới lỏng các mức cắt giảm sản lượng từ tháng 8/2020 khi nền kinh tế toàn cầu dần phục hồi từ cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 2,1% lên 43,79 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,3% lên 41,2 USD/thùng.
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn trữ dầu thô của nước này đã giảm 7,5 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn rất nhiều dự báo giảm 2,1 triệu thùng được các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của hãng tin Reuters đưa ra trước đó.
Phil Flynn, nhà phân tích thuộc Price Futures Group, dự báo tồn trữ dầu của Mỹ sẽ còn giảm hơn nữa trong những tuần tới. Nguồn cung dầu trong thời gian tới đây sẽ thắt chặt hơn và thị trường đang phát đi các dấu hiệu cho thấy sẽ sớm cần thêm dầu.
OPEC+, ngày 15/7 đã nhất trí hạ các mức cắt giảm sản lượng từ tháng 8/2020 do kinh tế toàn cầu dần hồi phục sau đại dịch COVID-19. Kể từ tháng 8/2020, mức cắt giảm này sẽ chính thức giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày, thời hạn đến tháng 12/2020, so với mức giảm 9,7 triệu thùng/ngày áp dụng từ tháng 5/2020 đến tháng 7/2020 (tương đương 10% nguồn cung toàn cầu, sau khi dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu năng lượng thế giới giảm 1/3. OPEC dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tăng 7 triệu thùng/ngày vào năm 2021 sau khi giảm 9 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn đang thận trọng trước sự gia tăng về số ca nhiễm mới tại Mỹ và các quốc gia khác.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ do số ca nhiễm COVID-19 mới ngày càng tăng và căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.811,41 USD/ounce, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 9/7 là 1.814,40 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 hầu như không thay đổi và giao dịch ở mức 1.813,80 USD/ounce.
Nhà phân tích Suki Cooper, thuộc trung tâm Standard Chartered, cho biết thị trường vàng được hỗ trợ bởi số ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh ở Mỹ, các biện pháp phong tỏa được áp dụng trở lại và căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng USD giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng là yếu tố hỗ trợ giá vàng.
Phillip Streible, nhà chiến lược thị trường hàng đầu tại trung tâm Blue Line Futures ở Giá vàng đã tăng 19% từ đầu năm đến nay do nhu cầu đối với tài sản an toàn chống lại lạm phát và tranh chấp tiền tệ khi các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất và tung ra những biện pháp kích thích rộng rãi. Chiến lược gia phụ trách mảng thị trường của Blue Line Futures ở Chicago, ông Phillip Streible, dự báo giá có thể đạt 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay do lãi suất vẫn duy trì thấp và các chương trình kích thích tiếp tục được thực hiện.
Về các kim loại quý khác, giá palađi tăng 1,0% lên 1.979,74 USD/ounce, bạch kim tăng 0,5% lên 830,50 USD/ounce, và bạc tăng 0,7% lên 19,34 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm trong phiên vừa qua do căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng có thể ảnh hưởng tới nhu cầu đồng trên thị trường Trung Quốc – nước tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Trên sàn London (LME), đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng giảm 1,6% xuống 6.392 USD/tấn, thấp hơn gần 300 USD so với mức cao nhất 2 năm đạt được hôm 13/7 (6.633 USD/tấn).
Chiến lược gia Richard Fowler của Simpson Spence Young cho biết: "Sự thay đổi xu hướng giá đồng gần đây xuất phát từ sự thay đổi đáng kể các yếu tố tác động. Sẽ xuất hiện làn sóng bán tháo các hợp đồng kỳ hạn dài", và "Nhu cầu ở Trung Quốc đã rất mạnh, song giá không thể tăng thêm nữa".
Giá thép cây trên sàn Thượng Hải tăng phiên thứ 2 liên tiếp do thị trường lạc quan rằng nhu cầu sẽ mạnh lên sau mùa mưa. Tuy nhiên, mức tăng không nhiều vì không chắc chắn về mức tăng tiêu thụ mặt hàng này. Thép cây kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải phiên vừa qua tăng 0,3% lên 3.746 CNY (535,66 USD)/tấn. Thép cuộn cán nóng cũng tăng 0,9% lên 3.773 CNY/tấn.
Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất tại các lò cao và sản lượng sản phẩm thép tại các nhà máy Trung Quốc đã giảm trong những tuần gần đây do mưa lũ ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng – lĩnh vực sử dụng thép cây.
Cũng trong phiên vừa qua, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 837 CNY/tấn. Trong phiên liền trước, quặng sắt 62% nhập khẩu giao ngay ở Trung Quốc tăng 2 USD lên 111,5 USD/tấn.

Trên thị trường nông sản, giá ngũ cốc đồng loạt tăng. Lúa mì trên sàn Chicago đã tăng hơn 4% trong phiên giao dịch vừa qua, chạm mức cao nhất 2,5 tháng sau thông tin Trung Quốc vừa mua vào với khối lượng lớn. Đậu tương và ngô cũng tăng giá trong phiên này mặc dù triển vọng thời tiết thuận lợi.

Kết thúc phiên giao dịch, lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Chicago tăng 24 US cent lên 5,50-3/4 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 5,51-3/4 USD – cao nhất kể từ 23/4; đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 5-1/4 US cent lên 8,82-3/4 USD/bushel, trong khi ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 1/4 US cent lên 3,34 USD/bushel.
Có thông tin Trung Quốc đã mua 2 chuyến lúa mì đỏ mềm vụ đông của Mỹ và Ấn Độ đã đặt mua lúa mì Nga. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng giá lúa mì trên sàn Chicago thường biến động mạnh thường xuyên, liên quan đến việc các quỹ hàng hóa mua vào hay bán ra các hợp đồng kỳ hạn gần.
Khách hàng Trung Quốc cũng đã đặt mua ít nhất 300.000 tấn đậu tương Mỹ trong ngày 15/7. Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận các công ty tư nhân đã bán 389.000 tán đậu tương và 132.00 tấn ngô cho khách hàng Trung Quốc.
Giá đường tăng do hoạt động mua mạnh sau khi giá dầu tăng và chứng khoán Mỹ tăng điểm. Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,5 US cent (4,4%) lên 11,82 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng tăng 15,9 USD (4,7%) lên 350,8 USD/tấn. Thị trường đang lo ngại việc thời tiết khô hạn ở Brazil có thể làm giảm sản lượng mía cuối vụ của nước này.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 0,75 US cent (0,8%) xuống 97,2 US cent/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn tăng 11 USD (0,9%) lên 1.226 USD/tấn. Dự trữ cà phê arabica xanh ở Mỹ đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp tính tới tháng 5/2020, vượt mốc 7 triệu bao (1 bao = 60 kg) lần đầu tiên kể từ tháng 10/2019.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên vừa qua theo xu hướng giá ở sàn Thượng Hải và hy vọng sắp có vắc xin hiệu quả chống lại Covid-19. Tuy nhiên, lo ngại về tình hình dịch bệnh ở Mỹ hạn chế đà tăng. Cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn TOCOM kết thúc phiên tăng 0,2 JPY lên 156,5 JPY (1,46 USD)/kg; kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải tăng 55 CNY lên 10.640 CNY (1.523 USD)/tấn. Các nhà đầu tư đang theo dõi khả năng Mỹ có thể áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ô tô khách và ô tô tải nhập khẩu từ các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ việc này.
Giá hàng hóa thế giới sáng 16/7/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

41,02

-0,18

-0,44%

Dầu Brent

USD/thùng

43,79

+0,89

+2,07%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.900,00

+120,00

+0,42%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,78

+0,00

+0,22%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

126,15

-0,30

-0,24%

Dầu đốt

US cent/gallon

124,29

-0,19

-0,15%

Dầu khí

USD/tấn

371,00

+4,50

+1,23%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

44.570,00

+760,00

+1,73%

Vàng New York

USD/ounce

1.813,30

-0,50

-0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.233,00

+1,00

+0,02%

Bạc New York

USD/ounce

19,82

+0,05

+0,27%

Bạc TOCOM

JPY/g

67,40

+0,40

+0,60%

Bạch kim

USD/ounce

832,75

+0,14

+0,02%

Palađi

USD/ounce

1.977,39

-1,64

-0,08%

Đồng New York

US cent/lb

289,55

+1,05

+0,36%

Đồng LME

USD/tấn

6.498,50

-72,50

-1,10%

Nhôm LME

USD/tấn

1.688,50

-1,50

-0,09%

Kẽm LME

USD/tấn

2.194,50

-67,00

-2,96%

Thiếc LME

USD/tấn

17.310,00

-125,00

-0,72%

Ngô

US cent/bushel

326,25

+0,25

+0,08%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

550,75

+24,00

+4,56%

Lúa mạch

US cent/bushel

269,00

+5,75

+2,18%

Gạo thô

USD/cwt

11,99

-0,02

-0,17%

Đậu tương

US cent/bushel

882,75

+5,25

+0,60%

Khô đậu tương

USD/tấn

293,40

+1,10

+0,38%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,37

+0,28

+0,96%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

478,00

-1,20

-0,25%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.135,00

-20,00

-0,93%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

97,20

-0,75

-0,77%

Đường thô

US cent/lb

11,82

+0,50

+4,42%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

124,80

-1,75

-1,38%

Bông

US cent/lb

62,13

-0,50

-0,80%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

505,20

-6,30

-1,23%

Cao su TOCOM

JPY/kg

156,50

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

1,21

-0,03

-2,27%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg