Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh tiếp tục cắt giảm sản lượng. Điều này át đi những lo ngại về triển vọng kinh tế giữa bối cảnh dịch do virus corona đang diễn biến phức tạp.
Kết thúc phiên, dầu Brent tại thị trường London tăng 27 US cent lên 57,59 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York (Mỹ) tăng 23 US cent lên 52,28 USD/thùng. Tuần qua, giá dầu Brent đã tăng 5,2%, trong khi dầu WTI tăng 3,4%.
Tâm lý của các nhà đầu tư đã được khích lệ bởi một loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã thực hiện để ứng phó với các tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Cụ thể, trong ngày 17/2, PBoC đã hạ lãi suất các khoản cho vay công cụ cho vay trung hạn (MLF) trị giá 200 tỷ NDT (khoảng 28,66 tỷ USD) cho các thể chế tài chính từ 3,25% xuống còn 3,15%. Không có khoản vay MLF nào đáo hạn trong ngày 17/2. Ngoài ra, cũng trong ngày 17/2, khi lượng hợp đồng mua lại (repo) đảo ngược trị giá 1.000 tỷ NDT đáo hạn, PBoC còn bơm 100 tỷ NDT vào thị trường thông qua thỏa các hợp đồng repo đảo ngược thời hạn 7 ngày.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ đến từ những dự đoán về khả năng OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, sẽ xem xét cắt giảm thêm sản lượng dầu nhằm hỗ trợ giá “vàng đen”.
Những động thái trên hỗ trợ thị trường dầu tăng giá mặc dù các tổ chức quốc tế công bố các báo cáo cho thấy nhu cầu dầu thế giới có thể giảm.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần trước dự báo nhu cầu dầu thô thế giới quý 1/2020 có thể giảm 435.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, là quý giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009, do dịch Covid-19. OPEC cũng đã hạ dự báo về nhu cầu dầu thế giới năm nay do Covid-19, theo đó nhu cầu dầu thô trung bình ngày năm 2020 sẽ là 29,3 triệu thùng/ngày, thấp hơn 200.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm giữa lúc nhu cầu của nhà đầu tư đối với tài sản rủi ro gia tăng sau khi Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động kinh tế.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống còn 1.581,38 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 giảm 0,1% xuống 1.584.50 USD/ounce.
Trước đó trong cùng phiên, giá vàng tiến gần mức cao nhất trong hai tuần là 1.584,65 USD/ounce, nhưng sau đó đã giảm do chứng khoán toàn cầu tăng điểm sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất đối với các khoản cho vay trung hạn nhằm thúc đẩy nền kinh tế trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Đồng USD quanh mức cao kỷ lục 4 tháng như ở phiên giao dịch trước, khiến cho vàng trở nên tương đối đắt trong mắt những nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác. Giá vàng tính theo Euro ở mức cao kỷ lục lúc đầu phiên giao dịch vừa qua, là 1.461,98 EUR/ounce.
Nhà phân tích hàng đầu Carlo Alberto De Casa, thuộc trung tâm ActivTrades, cho rằng giá vàng vẫn đang trong "xu hướng tích cực" nhưng vẫn cần phải có một động lực mới vì thị trường chứng khoán luôn đối mặt với nhiều rủi ro.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất để bù đắp những tổn thất do Covid-19.
Trên sàn London, hợp đồng giao sau 3 tháng không có giao dịch vào lúc đóng cửa, nhưng giá chào tăng 0,9% lên 5.811 USD/tấn; đầu phiên giá đạt 5.828,5 USD, cao nhất kể từ 27/1, do các nhà đầu tư kỳ vọng ‘sức khỏe’ kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục nhanh.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tăng phiên thứ 5 liên tiếp do số liệu cho thấy lượng lưu kho tại các cảng biển Trung Quốc giảm. Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất trung hạn càng thúc đẩy giá quặng sắt đi lên.
Kết thúc phiên, quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 2,7% lên 639,5 CNY (91,65 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 640 CNY/tấn, cao nhất kể từ 23/1/2020.
Lượng quặng sắt lưu trữ tại các cảng biển Trung Quốc đã giảm xuống 130,65 triệu tấn tính đến 14/2, thấp hơn 9% so với một năm trước đó.
Lo ngại về triển vọng nguồn cung khan hiếm và nhu cầu dự báo hồi phục sau động thái hạ lãi suất của ngân hàng trung ương Trung Quốc càng góp phần đẩy giá quặng sắt đi lên. Phiên 14/2, quặng nhập khẩu (hàm lượng 62%) có giá cao nhất 3 tuần, là 88,5 USD/tấn.
Thời tiết xấu trong những ngày gần đây đã làm cho việc vận chuyển quặng từ Australia và Brazil về Trung Quốc bị chậm lại, và việc bốc dỡ hàng cũng bị ảnh hưởng bởi những quy định về kiểm dịch ở các cảng biển.
Tuy nhiên, nhu cầu thép Trung Quốc dự báo sẽ còn tiếp tục thấp thêm một thời gian nữa vì dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta vững trong phiên vừa qua. Hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 ở mức 1.314 USD/tấn. Tuần trước, hợp đồng này đã chạm mức thấp nhất 3,5 tháng, là 1.277 USD/tấn. Arabica không giao dịch trong phiên vừa qua vì thị trường Mỹ nghỉ lễ Tổng thống. Phiên liền trước (14/2), arabica kỳ hạn tháng 5/2020 tăng hơn 4% lên 1.1135 US cent/lb để kết thúc một tuần tăng hơn 10%.
Giá đường trắng kỳ hạn giao tháng 5/2020 giảm 2,7 USD (0,7%) trong phiên vừa qua, xuống 409,5 USD/tấn. Đường thô phiên vừa qua không giao dịch vì sàn nông sản New York đóng cửa nghỉ lễ Tổng thống. Phiên liền trước (thứ Sáu ngày 14/2), đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 0,7% xuống 15,06 US cent/lb, sau khi trước đó 2 phiên đạt mức cao kỷ lục 2,5 năm là 15,9 US cent/lb.
Công ty đường và năng lượng Cosan SA của Brazil dự báo sản lượng đường Brazil năm 2020-21 sẽ tăng do giá đường ở New York cải thiện và đồng real Brazil yếu đi.
Giá dầu cọ trên thị trường Malaysia giảm do dự báo sản lượng sẽ được cải thiện và lo ngại nhu cầu của Trung Quốc sẽ yếu đi do dịch bệnh. Kết thúc phiên, dầu cọ kỳ hạn giao tháng 5 trên sàn Bursa giảm 7 ringgit xuống 2.644 ringgit (637,72 USD)/tấn.
Về thông tin liên quan, xuất khẩu dầu cọ Indonesia sang Trung Quốc từ đầu tháng 2/2020 đến nay chỉ đạt 84.000 tấn, so với 371.000 tấn của cả tháng 2/2019.
Giá hạt tiêu trên thị trường Ấn Độ vững trong bối cảnh người trồng tiêu thấy giá bắt đầu nhích lên nên có xu hướng giữ hàng lại chờ giá tăng thêm nữa.
Tại Kochi, hạt tiêu đen loại xô đạt 319 INR/kg, trong khi tiêu đen loại chọn giá 339 INR/kg và tiêu vụ mới giá 309 INR/kg, đều tăng khoảng 2 INR so với gần đây.
Các nhà trồng tiêu Ấn Độ lúc này không lo lắng về việc hạt tiêu nhập khẩu có thể ảnh hưởng tới thị trường trong nước vì họ tự tin rằng với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, giá tiêu Ấn Độ sẽ duy trì tên 300 INR/kg. Tuy nhiên, họ vẫn lo ngại về việc tiêu nhập khẩu để tái xuất khẩu.
Giá cao su trên sàn Tokyo tăng theo xu hướng ở Thượng Hải. Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn TOCOM tăng 1,6 JPY (0,9%) lên 184,5 JPY/kg. Cao su trên sàn Thượng Hải cùng phiên tăng 2,5% lên 11.685 CNY/tấn. Trên sàn Singapore, giá cũng tăng thêm 1,7% đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2020, lên 136,7 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới sáng 18/2 (giờ VN)

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,09

+0,04

+0,08%

Dầu Brent

USD/thùng

57,67

+0,35

+0,61%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

38.460,00

+220,00

+0,58%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,94

+0,10

+5,50%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

160,01

+1,68

+1,06%

Dầu đốt

US cent/gallon

169,31

-0,51

-0,30%

Dầu khí

USD/tấn

510,25

-4,25

-0,83%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

55.770,00

+520,00

+0,94%

Vàng New York

USD/ounce

1.586,70

+0,30

+0,02%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.582,00

+1,00

+0,02%

Bạc New York

USD/ounce

17,78

+0,05

+0,26%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,40

-0,70

-1,11%

Bạch kim

USD/ounce

970,84

+0,29

+0,03%

Palađi

USD/ounce

2.515,92

-3,89

-0,15%

Đồng New York

US cent/lb

262,50

+1,80

+0,69%

Đồng LME

USD/tấn

5.760,00

-30,00

-0,52%

Nhôm LME

USD/tấn

1.722,00

-26,00

-1,49%

Kẽm LME

USD/tấn

2.149,00

-26,00

-1,20%

Thiếc LME

USD/tấn

16.525,00

-65,00

-0,39%

Ngô

US cent/bushel

382,00

-2,75

-0,71%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

541,50

-3,25

-0,60%

Lúa mạch

US cent/bushel

296,00

+0,25

+0,08%

Gạo thô

USD/cwt

13,57

+0,03

+0,18%

Đậu tương

US cent/bushel

903,25

-2,75

-0,30%

Khô đậu tương

USD/tấn

296,60

-1,00

-0,34%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,94

-0,15

-0,48%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

468,70

-3,90

-0,83%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.886,00

-9,00

-0,31%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

111,35

+4,65

+4,36%

Đường thô

US cent/lb

14,55

-0,23

-1,56%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

99,15

0,00

0,00%

Bông

US cent/lb

68,41

-0,22

-0,32%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

449,30

-5,80

-1,27%

Cao su TOCOM

JPY/kg

186,50

+2,00

+1,08%

Ethanol CME

USD/gallon

1,36

+0,02

+1,12%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg