Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục đi xuống do ‘cuộc chiến nguồn cung’ ngày thêm căng thẳng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô Brent giảm 1,32 USD xuống 28,73 USD/thùng – lần đầu tiên – xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng kể từ năm 2016. Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,75 USD tương đương 6,1% xuống 26,95 USD/thùng. Khoảng chênh lệch giữa giá 2 loại dầu đã thu hẹp chỉ còn 67 US cent – mức chưa từng có kể từ tháng 11/2016. Giá dầu trên sàn Singapore phiên này cũng giảm mạnh 4,4%.
Sáng 18/3 theo giờ VN, giá dầu vẫn giảm tiếp, theo đó dầu WTI giảm 2,8% xuống 26,2 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Nguyên nhân do Saudi Arabia thông báo kế hoạch xuất khẩu kỷ lục 10 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 4 tới.

Diễn biến giá dầu Brent và WTI trong vòng một tháng qua

Hơn một tuần nay, giá dầu liên tục sụt giảm mạnh khi Nga và Saudi Arabia bất đồng về việc cắt giảm sản lượng và đều đưa ra các tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc chiến dầu khí với việc sẵng sàng với việc duy trì giá dầu ở mức thấp, thậm chí tăng sản lượng trong bối cảnh thị trường vẫn đang dư thừa nguồn cung, còn cầu thì đang rất yếu.
Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đang đưa ra những quyết định chưa từng có nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Các quốc gia bao gồm Mỹ và Canada cùng với các quốc gia khác tại châu Âu và châu Á đưa ra các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngầy 17/3 tuyên bố sẽ tái khởi động chương trình nới lỏng định lượng – đã từng áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính – để ngăn chặn tác động từ Covid-19. Chứng khoán Mỹ nhờ đó đã có phiên hồi phục mạnh mẽ nhất kể từ năm 1987. Song bất chấp tất cả, giá dầu vẫn tiếp tục lao dốc sau khi Saudi Arabia thông báo dự định sẽ xuất khẩu kỷ lục 10 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 4 tới.
Nhiều chính phủ đã hạn chế giao thông, trong khi các doanh nghiệp đóng cửa, khiến nhu cầu nhiên liệu sụt giảm.
Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới cũng không ngần ngại hạ tiếp giá bán dầu thô. Saudi Arabia và Nga vẫn duy trì cuộc chiến giá cả để giành thị phần thị trường, sau khi 2 nước sản xuất hàng đầu không đồng ý gia hạn các hạn chế nguồn cung để hỗ trợ thị trường.
Chiến lược gia thị trường châu Á Thái Bình Dương của AxiCorp, ông Stephen Innes, nhận định, giá dầu có thể giảm xuống dưới 18-20 USD/thùng; và trong trường hợp các ca nhiễm virus corona tăng mạnh hơn nữa, nhất là ở Mỹ, thì ngành kinh doanh dầu mỏ sẽ thực sự rơi vào ‘địa ngục’.
Goldman Sachs Group Inc. cũng đã hạ 8 triệu thùng/ngày trong dự báo về tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu, đồng thời giảm dự báo về giá dầu Brent trong quý II/2020 xuống 20 USD/thùng. Công ty Mizuho Securities cũng đồng quan điểm khi cảnh báo giá dầu có thể sẽ còn giảm sâu nữa do dầu mỏ của Nga và Saudi Arabia làm cho thị trường vốn đang tràn ngập nguồn cung trở nên dư thừa hơn nữa.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng đảo chiều đi lên sau 5 phiên giảm liên tiếp do hoạt động mua mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng cường cho vay để tăng tính thanh khoản trên thị trường.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.524,81 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 2,6% lên 1.525,8 USD/ounce. Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên kiềm chế đà hồi phục của giá vàng. USD đã tăng 1,6% lên mức cao kỷ lục 3 tuần.
Các nhà phân tích của Commerzbank chỉ ra một yếu tố mới có thể ảnh hưởng đến giá vàng, đó là giá dầu giảm mạnh và suy thoái kinh tế có thể gây ra sự hoảng loạn cho những người tham gia thị trường về cú sốc giảm phát.
Về những kim loại quý khác, giá palađi giảm 0,8% xuống 1.604,13 USD/ounce, sau khi giảm 18% ở phiên trước; bạch kim giảm 0,8% xuống 657,66 USD/ounce, trong khi bạc giảm 3% xuống 12,51 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá kim loại cơ bản vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 40 tháng do nhu cầu chậm lại làm gia tăng một khối lượng lớn nguồn cung dư thừa.
Giá đồng trên sàn London giảm 2,8% xuống 5.144 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 5.127 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Như vậy, tính đến nay giá đồng giảm 20% kể từ giữa tháng 1/2020.
Giá các kim loại nhôm, kẽm, chì, thiếc và nickel chạm mức thấp nhất kể từ năm 2016. Cụ thể, giá nhôm giảm 1,4% xuống 1.651,5 USD/tấn, kẽm giảm 3,7% xuống 1.871 USD/tấn, chì giảm 6,1% xuống 1.619 USD/tấn, thiếc giảm 6,7% xuống 14.275 USD/tấn và nickel giảm 1,3% xuống 11.780 USD/tấn.
Giá thép tại Trung Quốc giảm trở lại sau khi đạt mức cao nhất gần 2 tháng trong phiên trước đó, do lo ngại đại dịch virus corona và tác động đối với nền kinh tế thế giới. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,2% xuống 3.555 CNY (507,76 USD)/tấn. Thép cuộn cán nóng và thép không gỉ đều giảm 0,7%. Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt tăng 0,9% lên 671 CNY (95,84 USD)/tấn và giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 1,1%.
Trên thị trường nông sản, giá đường giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng mới do thị trường chứng khoán và giá dầu duy trì ổn định sau khi đại dịch virus corona kéo chứng khoán phố Wall có phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 1987 trong ngày 16/3/2020. Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 20 US cent tương đương 1,8% xuống 10,89 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm mức thấp 10,85 US cent/lb. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 4 USD tương đương 1,2% xuống 338,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2019.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 1,3 US cent tương đương 1,3% xuống 1,026 USD/lb, thấp nhất kể từ giữa tháng 2/2020 (1.014 USD/lb). Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 9 USD xuống 1.212 USD/tấn.
Trong nhóm ngũ cốc, giá ngô tại Mỹ giảm 3,3% xuống mức thấp nhất 18 tháng do giá hiện tại thị trường nội địa quá cao, khó cạnh tranh với ngô giá rẻ tại Brazil và Argentina trên thị trường xuất khẩu.
Trên thị trường Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 10-3/4 US cent xuống 3,44 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 18/9/2018. Trong khi đó, giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 2-1/2 US cent lên 8,24-1/4 USD/bushel và giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1-1/4 US cent lên 4,99-1/4 USD/bushel.
Giá cao su tại Tokyo tăng do các nhà đầu tư tìm cách mua vào kiếm lời, song lo ngại nền kinh tế toàn cầu chậm lại bởi đại dịch virus corona đã hạn chế đà tăng. Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,8 JPY lên 162,6 JPY (1,5 USD)/kg.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 65 CNY xuống 10.335 CNY (1.476 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 18/3

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

27,02

+0,07

+0,26%

Dầu Brent

USD/thùng

28,87

+0,14

+0,49%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

23.840,00

-770,00

-3,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,70

-0,02

-1,45%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

72,19

+1,05

+1,48%

Dầu đốt

US cent/gallon

104,26

+0,69

+0,67%

Dầu khí

USD/tấn

297,75

-2,25

-0,75%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

39.840,00

-810,00

-1,99%

Vàng New York

USD/ounce

1.535,90

+10,10

+0,66%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.274,00

+232,00

+4,60%

Bạc New York

USD/ounce

12,79

+0,29

+2,32%

Bạc TOCOM

JPY/g

44,60

+0,80

+1,83%

Bạch kim

USD/ounce

673,02

+9,02

+1,36%

Palađi

USD/ounce

1.694,00

+41,67

+2,52%

Đồng New York

US cent/lb

232,30

+0,95

+0,41%

Đồng LME

USD/tấn

5.144,00

-146,50

-2,77%

Nhôm LME

USD/tấn

1.651,50

-23,50

-1,40%

Kẽm LME

USD/tấn

1.871,00

-71,00

-3,66%

Thiếc LME

USD/tấn

14.250,00

-1.050,00

-6,86%

Ngô

US cent/bushel

345,25

+1,25

+0,36%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

501,50

+2,25

+0,45%

Lúa mạch

US cent/bushel

257,00

+3,50

+1,38%

Gạo thô

USD/cwt

13,93

-0,02

-0,14%

Đậu tương

US cent/bushel

837,25

+13,00

+1,58%

Khô đậu tương

USD/tấn

302,10

+3,80

+1,27%

Dầu đậu tương

US cent/lb

25,87

+0,63

+2,50%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

455,70

+2,40

+0,53%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.318,00

-13,00

-0,56%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

102,60

-1,30

-1,25%

Đường thô

US cent/lb

10,89

-0,20

-1,80%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

101,00

+2,10

+2,12%

Bông

US cent/lb

58,34

+0,42

+0,73%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

310,00

-15,00

-4,62%

Cao su TOCOM

JPY/kg

164,10

+1,50

+0,92%

Ethanol CME

USD/gallon

1,03

-0,04

-3,75%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg