Thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi trong phiên giao dịch ngày 22/4, sau hai phiên giảm điểm liên tiếp nhờ đà tăng trở lại của giá dầu thế giới. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 2%, lên 23.469,58 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 2,3%, lên 2.798,70 điểm, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 2,8%, đóng cửa ở mức 8.495,38 điểm.
Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua gói cứu trợ mới trị giá gần 500 tỷ USD dành cho doanh nghiệp nhỏ. Hạ viện Mỹ dự kiến cũng thông qua trong hôm nay.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu đồng loạt đi lên sau thông tin về những cuộc thảo luận ban đầu của các nước sản xuất dầu về khả năng cắt giảm thêm sản lượng và lượng tồn trữ dầu của Mỹ ít hơn dự kiến.
Kết thúc phiên này, dầu Brent kỳ hạn tháng 6/2020 tại thị trường London tăng 1,04 USD (tương đương 5,4%) lên 20,37 USD/thùng, trong phiên có thời điểm giá giảm xuống 15,98 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 6/1999; dầu WTI giao tháng 6/2020 tại thị trường New York tăng 2,21 USD (19,1%) lên 13,78 USD/thùng.
Bộ Năng lượng Mỹ cho hay lượng tồn trữ dầu thô của nước này trong tuần qua đã tăng 15 triệu thùng, ít hơn mức dự báo là tăng 20 triệu thùng (hiện tồn trữ ở mức 518,6 triệu thùng, thấp hơn 3% so với mức cao nhất trong lịch sử); tồn trữ xăng của nước này chỉ tăng 1 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với dự kiến, trong khi tồn trữ các sản phẩm chưng cất khác tăng nhẹ - tuần tăng đầu tiên trong vòng nhiều tuần.
Ngày 21/4, Saudi Arabia cho biết sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung với các quốc gia sản xuất dầu khác và Iraq cũng đưa ra thông báo tương tự. Cuộc họp chính thức tiếp theo của OPEC+ dự kiến diễn ra vào tháng 6/2020.
Kể từ đầu năm 2020, giá dầu Brent đã giảm khoảng 65% trong khi giá dầu WTI giảm khoảng 75%. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, đã nỗ lực khắc phục tình trạng dư cung cầu bằng cách thống nhất cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày hồi đầu tháng 4/2020. Tuy vậy, mức cắt giảm này diễn ra quá chậm để có thể giải quyết tình trạng lượng dầu dự trữ đang gia tăng. Các chuyên gia phân tích cho rằng thị trường dầu mỏ đang ở trạng thái dễ bị tổn thương do lượng dầu tồn kho của Mỹ đang ở mức gần tương đương với sức chứa tối đa. Lượng dầu thừa trữ tại Cushing, Oklahoma - trung tâm phân phối dầu WTI – đã gần đầy (khoảng 60 triệu thùng), và phần lớn dung lượng chưa dùng đã được cho thuê kín.
Theo ông Jim Ritterbusch, Chủ tịch của Ritterbusch and Associates, cho rằng: "Điều đó không có nghĩa là giá dầu đã tìm được đáy vì những yếu tố khiến cho thị trường rơi vào tình trạng mất cân đối cung – cầu và đẩy giá vào vùng âm vẫn còn đó". Theo ông Bob Yawger, một lãnh đạo của Mizuho ở New York, nếu lượng dầu tồn trữ tiếp tục tăng thì thời điểm các kho chứa dầu của Mỹ “đầy tràn” sẽ không còn xa nữa.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng khá mạnh trong phiên vừa qua do dự báo sẽ có thêm các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ giữa bối cảnh kinh tế thế giới tổn thất nghiêm trọng do chính sách ở nhà để ngăn chặn Covid-19 và các doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động theo chủ trương giãn cách xã hội.
Chốt phiên giao dịch này, giá vàng giao ngay tăng 1,6% lên 1.711,84 USD/ounce, phiên tăng mạnh nhất trong vòng gần 2 tuần; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 3% lên 1.738,3 USD/ounce.
Chính phủ Mỹ đã đồng ý bổ sung 500 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế, gói này đã được Thượng viện Mỹ thông qua.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng giá dầu thô tăng trở lại là dấu hiệu của lạm phát, qua đó thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến kim loại quý này để tránh lạm phát và bảo toàn tài sản. Giá vàng cũng được hỗ trợ bởi những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, giữa lúc một số giới đầu tư giữ vàng để đề phòng giá cổ phiếu và trái phiếu sụt giảm trong tương lai.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 0,4% lên 1.931,29 USD/ounce, bạch kim tăng 0,9% lên 753,03 USD/ounce trong khi bạc tăng 1% lên 15,07 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng trong bối cảnh các nhà khai thác mỏ lớn cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 sẽ khiến sản lượng đồng trên toàn cầu giảm và các thị trường tài chính thế giới đã ổn định trở lại sau 2 ngày chao đảo.
Kết thúc phiên này, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 1,9% lên 5.124,5 USD/tấn,
Giá kẽm trên sàn London giảm 0,5% xuống 1.901,5 USD/tấn. So với cách đây 1 năm, giá kim loại này đã giảm 1/3 vì dịch Covid-19 làm đảo lộn các hoạt động trên thị trường toàn cầu, khiến nhu cầu các hàng hóa công nghiệp sụt giảm mạnh, kéo các lĩnh vực kinh tế ngưng trệ theo, trong đó có ngành xây dựng và vận tải.
Colin Hamilton, nhà phân tích thuộc BMO Capital Markets, dự báo nhu cầu tiêu thụ kẽm trên toàn thế giới năm nay sẽ giảm khoảng 6% so với năm 2019, dựa trên giả định kinh tế thế giới sẽ hồi phục trong 6 tháng cuối năm. Trên cơ sở đó, BMO dự đoán thị trường kẽm năm nay sẽ dư thừa 335.000 tấn (thị trường kẽm toàn cầu đạt khoảng 14 triệu tấn).
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng trong phiên giao dịch vừa qua do giới đầu tư kỳ vọng nhu cầu trong nước (từ các hãng sản xuất thép) sẽ cải thiện trong những tháng tới. Kết thúc phiên vừa qua, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 1,2% lên 613 CNY (86,56 USD)/tấn. Thép cũng theo xu hướng đi lên, với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10 tăng 1,5% lên 3.375 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 3.211 CNY/tấn; riêng thép không gỉ kỳ hạn tháng 6 giảm 1,8% xuống 12.950 CNY/tấn.
Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc dự báo nhu cầu thép của nước này sẽ hồi phục dần, nhưng cảnh báo xuất khẩu các sản phẩm thép trong quý này sẽ vẫn khó khăn do dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới, kể cả ở những thị trường chủ chốt như Mỹ hay Châu Âu. Các hãng sản xuất thép Nhật bản có thể sẽ cần đẩy nhanh các kế hoạch tái thiết, hoặc đóng cửa thêm các nhà máy vì nhiều dự án xây dựng bị trì hoãn do Covid-19.
Trên thị trường nông sản, giá đường, cà phê và cacao trên sàn New York đều tăng trong phiên vừa qua, được thúc đẩy bởi giá dầu và chứng khoán tăng trở lại, và các chính phủ trên toàn cầu cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa để kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,08 US cent (0,8%) lên 9,83 US cent/lb. Phiên trước đó (21/4), giá mặt hàng này đã chạm mức thấp nhất 12 năm là 9,55 USD.
Đường trắng cũng tăng 2,6 USD (0,8%) lên 324,6 USD/tấn.
Thị trường đường vẫn tiếp tục chịu tác động từ các yếu tố vĩ mô kém lạc quan. Kể từ giữa tháng 2/2020 đến nay, giá đường đã giảm 1/2, chủ yếu do dự báo các nhà máy mía ở Brazil sẽ đẩy tăng sản xuất đường. Tuy nhiên, nguồn cung đường từ Brazil có nguy cơ sụt giảm do các biện pháp ngăn chặn Covid-19 có thể buộc các nhà máy ép mía phải giảm công suất sản xuất hoặc đóng cửa vì lý do tài chính. Ngoài ra, sản lượng mía của Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, niên vụ 2019/20 thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ do hạn hán kéo dài làm giảm năng suất.
Giá arabica kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,55 US cent (0,5%) lên 1,1205 USD/lb, tuy nhiên robusta giao cùng kỳ hạn giảm 18 USD hay 1,6% xuống 1.121 USD/tấn.
Cacao kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York tăng 57 USD (2,5%) lên 2.375 USD/tấn, trong khi cacao cũng kỳ hạn này trên sàn London tăng 58 GBP (3,1%) lên 1.900 GBP/tấn.
Xay nghiền cacao của Châu Âu trong quý I/2020 tăng 0,9% so với cùng quý năm ngoái, đạt 373.625 tấn; xay nghiền ở Châu Á và Bắc Mỹ trong cùng quý thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cao su Châu Á phiên vừa qua giảm do ảnh hưởng của giá dầu giảm từ phiên liền trước. Đóng cửa phiên vừa qua, giá cao su trên sàn TOCOM giảm 2,9 JPY xuống 147,7 JPY/kg; trên sàn Thượng Hải, giá giảm 190 CNY xuống 9.715 CNY/tấn.
Nhu cầu cao su trong lĩnh vực sản xuất lốp xe sụt giảm, nhưng trong ngành hàng tiêu dùng lại tăng lên. Thái Lan thông báo xuất khẩu cao su tăng do nhu cầu thế giới đối với các sản phẩm cao su (dùng trong chăm sóc sức khỏe, như găng tay) tăng lên. Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu các sản phẩm cao su và cao su chế biến của nước này (như lốp xe, găng tay, băng cao su…) tăng 10% trong 2 tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó, Malaysia mới đây đã mở cửa biên giới trở lại cho thương mại mặt hàng cao su, và lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc hồi phục dần.
Tình trạng thiếu các sản phẩm liên quan đến việc bảo vệ chống virus corona dự báo sẽ tiếp tục đẩy tăng hơn nữa nhu cầu cao su trên toàn cầu.
Giá hàng hóa thế giới sáng 23/4/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

14,32

+0,54

+3,92%

Dầu Brent

USD/thùng

20,37

+1,04

+5,38%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

20.070,00

+3.830,00

+23,58%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,94

0,00

-0,15%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

66,57

+2,73

+4,28%

Dầu đốt

US cent/gallon

74,38

+1,27

+1,74%

Dầu khí

USD/tấn

212,00

-4,00

-1,85%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

29.750,00

+3.400,00

+12,90%

Vàng New York

USD/ounce

1.735,50

-2,80

-0,16%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.912,00

+102,00

+1,76%

Bạc New York

USD/ounce

15,46

-0,05

-0,31%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,60

+1,40

+2,73%

Bạch kim

USD/ounce

760,05

+1,20

+0,16%

Palađi

USD/ounce

1.929,30

-10,57

-0,54%

Đồng New York

US cent/lb

230,05

-0,85

-0,37%

Đồng LME

USD/tấn

5.030,00

-153,50

-2,96%

Nhôm LME

USD/tấn

1.490,50

-12,50

-0,83%

Kẽm LME

USD/tấn

1.911,00

-36,00

-1,85%

Thiếc LME

USD/tấn

14.760,00

-455,00

-2,99%

Ngô

US cent/bushel

324,75

+7,50

+2,36%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

543,75

-2,50

-0,46%

Lúa mạch

US cent/bushel

276,75

-0,25

-0,09%

Gạo thô

USD/cwt

14,90

+0,55

+3,87%

Đậu tương

US cent/bushel

842,50

+1,75

+0,21%

Khô đậu tương

USD/tấn

292,90

-1,60

-0,54%

Dầu đậu tương

US cent/lb

25,99

+0,23

+0,89%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

460,30

+0,90

+0,20%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.375,00

+57,00

+2,46%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

112,05

+0,55

+0,49%

Đường thô

US cent/lb

10,01

0,00

0,00%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

107,25

+0,35

+0,33%

Bông

US cent/lb

56,14

+2,83

+5,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

323,00

+8,90

+2,83%

Cao su TOCOM

JPY/kg

148,70

+1,00

+0,68%

Ethanol CME

USD/gallon

0,94

+0,03

+2,95%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg