Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ trong bối cảnh giao dịch không nhiều bởi các sàn giao dịch Singapore, London và New York nghỉ lễ.
Cuối phiên giao dịch, dầu Brent tăng nhẹ lên 35,81 USD/thùng, trong khi dầu WTI ổn định tại 33,74 USD/thùng. Cả hai loại dầu đã giảm khoảng 45% từ đầu năm tới nay.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vấn đề Hong Kong đã làm dấy lên những lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu. Trước đó, hai nước này đã bất đồng về một loạt các vấn đề, trong đó có thương mại và cách xử lý dịch COVID-19 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giá dầu hiện đang được hỗ trợ bởi nỗ lực cắt giảm sản lượng trên toàn cầu. Tính đến nay, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+) đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày được gần một tháng.
Bên cạnh đó, số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ, một chỉ báo cho sản lượng trong tương lai, đã giảm 21 giàn xuống mức thấp kỷ lục 318 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 22/5/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do hoạt động bán chốt lời. Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.728,55 USD/ounce; vàng giao tháng 6/2020 giảm 0,5% xuống 1.727,40 USD/ounce. Hầu hết các thị trường Mỹ, Anh và một số nước châu Á đã đóng cửa nghỉ lễ.
Chứng khoán Châu Âu tăng do lạc quan về nới lỏng phong tỏa và những dấu hiệu kích thích hơn nữa đối với nền kinh tế khu vực eurozone đã hỗ trợ tâm lý. Tuần trước, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 bởi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ, lo sợ suy thoái và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc.
Chuyên gia cao cấp của Trung tâm kinh doanh kim loại quý MKS SA, Afshin Nabavi, cho biết những bất ổn đang diễn ra trên thế giới, các chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế và lãi suất thấp hơn khiến giá vàng có khả năng tăng lên những mức cao mới. Còn Stephen Innes, chuyên gia chiến lược thị trường tại công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, cho rằng căng thẳng thương mại gia tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 2,3% lên 1.991,5 USD/ounce, bạch kim tăng 0,6% lên 844,75 USD/ounce trong khi bạc tăng 0,1% lên 17,2 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng Thượng Hải giảm phiên thứ 2 liên tiếp do các nhà đầu tư tập trung vào căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới và do hạn chế nguồn cung dịu đi.
Trên sàn Thượng Hải, đồng kỳ hạn tháng 7/2020 có thời điểm giảm khoảng 1,2% xuống mức thấp nhất một tuần, là 43.210 CNY (6.054,36 USD)/tấn, trước khi đóng cửa giảm 0,2% xuống 43.650 CNY/tấn.
Tồn trữ đồng tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tuần trước giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 8 tháng, tiêu thụ đồng của Trung Quốc đang suy yếu. Trong khi đó, một số hoạt động khai thác tại các quốc gia Nam Mỹ đã khôi phục trở lại sau một thời gian đóng cửa do virus corona.
Công nhân tại mỏ đồng cobalt Tenke Fungurme tại Cộng hòa Dân chủ Công đã kết thúc cuộc đình công một ngày sau khi đồng ý thỏa thuận với ban quản lý về việc bồi thường khi cách ly.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên lúc đóng cửa giảm 1,5 CNY xuống 721,5 CNY/tấn; thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,3% xuống 3.500 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng đóng cửa giảm 1,3% xuống 3.405 CNY/tấn.
Hiệp hội thép và các nhà sản xuất thép lớn của Trung Quốc đã kêu gọi tăng sản lượng quặng sắt trong nước cũng như đầu tư nhiều hơn trong thăm dò ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung.
Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới với nhu cầu có thể đạt 1.225 tỷ tấn trong năm 2020. Nhưng quốc gia này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đã nhập khẩu 1 tỷ tấn quặng trong năm 2019.
Tại Hội nghị Tư vấn Chính sách tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Quặng sắt và Thép Trung Quốc (CISA), ông Wenbo, đề xuất nên đặt "mục tiêu chiến lược quốc gia" giữ sản lượng quặng sắt trong nước ở mức hơn 20 % tổng nhu cầu.
Sản lượng thép thô của Nhật Bản giảm 23,5% trong tháng 4/2020 so với cùng tháng năm trước xuống mức thấp nhất trong 11 năm tại 6,62 triệu tấn, do nhu cầu yếu trong bối cảnh dịch bệnh.
Sản lượng thép thô toàn cầu giảm 13% xuống 137,1 triệu tấn trong tháng 4/2020 so với tháng 4/2019, theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Euronext tăng nhẹ do các đánh giá trái chiều về tình trạng của vụ mùa ở Châu Âu và Biển Đen. Lúa mì xay xát giao tháng 9/2020 tăng 1 EUR hay 0,5% lên 189,25 EUR/tấn, nhưng thấp hơn mức cao nhất 4 tuần tại 190,25 euro đạt được trong ngày 21/5. Khối lượng giao dịch yếu do thị trường Mỹ đóng cửa.
Giá xuất khẩu tăng tại Nga và Ukraina trong tuần trước do lo ngại về mùa vụ. Các thương nhân dự báo mưa trong tuần này tại Biển Đen cùng với triển vọng khô hạn tại Pháp, nhà sản xuất lúa mì hàng đầu của Liên minh Châu Âu. Số liệu xuất khẩu hàng tuần của EU cộng với Anh đã đạt 30,74 triệu tấn từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, tăng 63% so với cùng kỳ một năm trước.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên qua do Chính phủ Nhật Bản có vẻ sẵn sàng chấm dứt tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và các khu vực lân cận, thúc đẩy hy vọng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này có thể sớm bắt đầu phục hồi.
Cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn TOCOM lúc đóng cửa tăng 1,4 JPY lên 152,9 JPY (1,42 USD)/kg. Cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 20 CNY xuống 10.240 CNY (1.435 USD)/tấn.
Giá cao su cũng được hỗ trợ bởi đồng JPY yếu hơn khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này giá rẻ hơn cho những người mua sử dụng bằng đồng tiền khác.

Giá hàng hóa thế giới sáng 26/5/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

34,11

+0,86

+2,59%

Dầu Brent

USD/thùng

35,91

+0,38

+1,07%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.200,00

+400,00

+1,55%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,73

0,00

0,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

105,10

+1,28

+1,23%

Dầu đốt

US cent/gallon

100,02

+1,82

+1,85%

Dầu khí

USD/tấn

301,75

+2,00

+0,67%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

35.800,00

+770,00

+2,20%

Vàng New York

USD/ounce

1.751,60

-1,90

-0,11%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.012,00

+26,00

+0,43%

Bạc New York

USD/ounce

17,94

+0,25

+1,40%

Bạc TOCOM

JPY/g

60,30

+1,30

+2,20%

Bạch kim

USD/ounce

848,87

-0,58

-0,07%

Palađi

USD/ounce

2.026,42

+30,77

+1,54%

Đồng New York

US cent/lb

241,00

+2,35

+0,98%

Đồng LME

USD/tấn

5.288,50

-102,00

-1,89%

Nhôm LME

USD/tấn

1.506,50

-14,50

-0,95%

Kẽm LME

USD/tấn

1.985,50

+2,00

+0,10%

Thiếc LME

USD/tấn

15.355,00

-145,00

-0,94%

Ngô

US cent/bushel

318,00

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

508,25

-0,50

-0,10%

Lúa mạch

US cent/bushel

324,00

+0,50

+0,15%

Gạo thô

USD/cwt

16,24

+0,19

+1,15%

Đậu tương

US cent/bushel

840,00

+6,75

+0,81%

Khô đậu tương

USD/tấn

285,50

+1,40

+0,49%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,95

+0,31

+1,16%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

461,00

+0,80

+0,17%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.394,00

+54,00

+2,31%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

103,60

-1,15

-1,10%

Đường thô

US cent/lb

10,93

-0,05

-0,46%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

126,80

-0,20

-0,16%

Bông

US cent/lb

58,35

+0,74

+1,28%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

367,50

-2,80

-0,76%

Cao su TOCOM

JPY/kg

153,00

+0,10

+0,07%

Ethanol CME

USD/gallon

1,11

+0,03

+3,07%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg