Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trước thềm cuộc họp của OPEC+, giữa bối cảnh nhiều nước và nhiều bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa nhằm khống chế dịch COVID-19.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc tăng 1,25 USD, hay 3,3% lên 39,57 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,37 USD, hay 3,9%, lên 36,81 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều kết thúc ở mức giá cao nhất trong vòng 3 tuần.
Ông Andy Lipow, Chủ tịch công ty tư vấn Lipow Oil Associates, dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất liên minh, trong đó có Nga (OPEC+), sẽ nhất trí duy trì các mức sản lượng hiện tại thêm hai tháng nữa. Bên cạnh đó, thị trường cũng tin tưởng việc các nền kinh tế trên toàn thế giới mở cửa trở lại sẽ làm gia tăng nhu cầu, qua đó giúp thị trường dầu có thể cân bằng vào tháng Tám.
OPEC+ đang xem xét việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 10% sản lượng toàn cầu, đến hết tháng Bảy hoặc tháng Tám, tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 4/6. Theo kế hoạch ban đầu của nhóm này, trong tháng 5 và 6, mức cắt giảm sản lượng là 9,7 triệu thùng/ngày, sau đó giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12/2020.
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp dần mở cửa trở lại tại nhiều quốc gia và nhiều bang ở Mỹ cũng thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu và hỗ trợ cho giá dầu.
Số liệu từ Viện xăng dầu Mỹ (API) cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm 483.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 29/5 xuống 531 triệu thùng, trái ngược với dự đoán tăng 3 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó. Số liệu chính thức sẽ được công bố trong ngày 3/6.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm gần 1% giữa bối cảnh các nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động chốt lời và chứng khoán Phố Wall tăng điểm nhờ tâm lý lạc quan về việc ngày càng có nhiều nước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa để dần mở cửa trở lại nền kinh tế. Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng xu hướng giá vàng vẫn là đi lên sau khi đã tăng hơn 18% kể từ tháng 4.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.727,23 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,9% xuống 1.734 USD/ounce. Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong bối cảnh tâm lý lạc quan về việc các nền kinh tế mở cửa trở lại đã che mờ những lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và làn sóng biểu tình tại Mỹ.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng quỹ đạo chung của giá vàng vẫn khá tích cực khi giá kim loại quý này đã tăng hơn 18% kể từ mức thấp nhất 4 tháng là 1.450,98 USD/ounce hồi tháng 3/2020. Lý do giá tăng là bởi kinh tế toàn cầu suy yếu do đại dịch và các chương trình kích thích lớn của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Về những kim loại quý khác, giá palađi giảm 0,2% xuống 1.956,74 USD/ounce, còn giá bạch kim giao ngay giảm 0,5% xuống 843,27 USD/ounce. Giá bạc giao ngay hạ 1,5% xuống 18 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng trên sàn London đã tăng lên mức cao nhất hai tháng rưỡi vì ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới – đang tăng trưởng trở lại sau đợt suy yếu do dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,8% trong phiên vừa qua, lên 5.525 USD/tấn, cao nhất kể từ 13/3/2020. Kim loại này đã tăng 26% kể từ khi chạm mức thấp nhất 45 tháng vào ngày 19/3/2020 (4.371 USD/tấn). Trên sàn Thượng Hải, đồng kỳ hạn tháng 7/2020 cũng lập kỷ lục cao nhất kể từ 6/3, là 44.800 CNY/tấn.
Nhà phân tích Nicholas Snowdon thuộc Deutsche Bank ở London cho biết, nhu cầu đồng physical tại Trung Quốc đang mạnh, trong khi nguồn cung đồng phế liệu hạn hẹp khiến các nhà đầu tư tăng mua mặt hàng này.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh và lo ngại về tình hình nguồn cung ở Brazil. Kết thúc phiên giao dịch, quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,1% lên 757 CNY (106,3 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, quặng sắt cũng tăng 1% lên 98,2 USD/tấn. Phiên 1/6, quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc (hàm lượng 62% sắt) đạt 102,5 USD/tấn, cao nhất kể từ 5/8/2020.
Nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang hồi phục khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục nới lỏng những hạn chế chống lại sự lây lan của virus corona. Tồn trữ thép của Trugn Quốc đang giảm nhanh, thôi thúc các nhà máy đẩy tăng sản lượng, kéo nhu cầu quặng sắt nguyên liệu tăng theo. Trong khi đó, số ca lây nhiễm virus corona ở Brazil tiếp tục tăng, gây lo ngại về khả năng cung cấp quặng từ nước này trong thời gian tới.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ trong phiên vừa qua đã đảo chiều tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần do bán được hàng sang Trung Quốc và có dấu hiệu xuất khẩu sẽ còn khả quan trong thời gian tới.
Đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 đã tăng 10 US cent lên 8,50-1/2 USD/bushel vào cuối phiên vừa qua, trong phiên có thời điểm giá đạt 8,56 USD, cao nhất kể từ 12/5. Đậu tương Mỹ hiện đang rẻ hơn nhiều so với đậu tương Brazil.
Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận đã có 132.000 tấn đậu tương của nước này được bán cho Trung Quốc, mặc dù cách đây 2 ngày Trung Quốc đã yêu cầu các doanh nghiệp quốc doanh của mình ngừng mua đậu tương Mỹ để trả đũa về vấn đề liên quan tới đặc khu hành chính Hongkong.
Giá lúa mì giảm do Mỹ đang thu hoạch vụ mùa Đông, trong khi giá ngô tăng nhẹ. Lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 7-1/4 US cent xuống 5,08 USD/bushel, trong khi ngô giao cùng kỳ hạn tăng 1 US cent lên 3,24-1/4 USD/bushel.
Giá đường thô tăng phiên thứ 4 liên tiếp theo xu hướng giá dầu giữa bối cảnh giảm lo ngại về tình trạng nguồn cung dư thừa. Giá dầu tăng đã khiến các nhà chế biến mía Brazil tăng cường sản xuất ethanol.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,22 US cent (2%) lên 11,22 US cent/lb; đường trắng giao tháng 8/2020 tăng 5,2 USD (1,4%) lên 370 USD/tấn.
Tổ chức Mía đường Quốc tế dự báo thâm hụt đường toàn cầu trong niên vụ 2019/20 sẽ ở mức 9,3 triệu tấn. Tuy nhiên, dự báo này chưa tính toán đầy đủ tác động của COVID-19. Tổ chức này ước tính nhu cầu tiêu thụ đã giảm 2,1 triệu tấn cho tới tháng 5/2020 do đại dịch, tức là nhu cầu giảm bằng hơn một nửa mức thiếu hụt nguồn cung.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 0,1 US cent (0,1%) xuống 98,2 US cent/lb vào cuối phiên giao dịch vừa qua do dự báo sản lượng của Brazil sẽ cao gần kỷ lục trong khi nhu cầu có nguy cơ sụt giảm do đại dịch. Xuất khẩu cà phê của Costa Rica đã giảm 13% trong tháng 5/2020 và giảm 3,5% trong 8 tháng đầu niên vụ 2019/20. Giá cà phê robusta trái lại tăng 20 USD (1,7%) lên 1.179 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê Sumatra (Indonesia) trong tháng 5/2020 đã giảm 9% so với một năm trước đó.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng phiên thứ 2 liên tiếp, thêm 0,6% để đạt mức cao nhất trong vòng 2 tuần vào lúc kết thúc phiên giao dịch, bởi kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ hồi phục nhanh sau khi các nước dần nới lỏng lệnh phong tỏa. Kết thúc phiên, cao su kỳ hạn tháng 11/2020 tăng 1 JPY lên 155,3 JPY/kg, cao nhất kể từ 21/5/2020. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải cũng tăng 0,5% lên 10.300 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 3/6/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

37,17

+0,36

+0,98%

Dầu Brent

USD/thùng

39,57

+1,25

+3,26%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

27.410,00

+750,00

+2,81%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,78

0,00

0,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

111,26

-0,57

-0,51%

Dầu đốt

US cent/gallon

109,00

-0,21

-0,19%

Dầu khí

USD/tấn

314,00

+20,25

+6,89%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

36.990,00

+430,00

+1,18%

Vàng New York

USD/ounce

1.736,10

+2,10

+0,12%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.019,00

+5,00

+0,08%

Bạc New York

USD/ounce

18,38

+0,12

+0,63%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,90

+2,40

+3,97%

Bạch kim

USD/ounce

845,60

-0,61

-0,07%

Palađi

USD/ounce

1.975,06

+0,06

+0,00%

Đồng New York

US cent/lb

246.80

-0.25

-0.10%

Đồng LME

USD/tấn

5,484.00

+107.50

+2.00%

Nhôm LME

USD/tấn

1,537.00

-11.00

-0.71%

Kẽm LME

USD/tấn

2,022.00

+34.00

+1.71%

Thiếc LME

USD/tấn

15,690.00

+285.00

+1.85%

Ngô

US cent/bushel

324,25

+1,00

+0,31%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

508,00

-7,25

-1,41%

Lúa mạch

US cent/bushel

328,25

-1,50

-0,45%

Gạo thô

USD/cwt

19,07

+0,95

+5,24%

Đậu tương

US cent/bushel

850,50

+10,00

+1,19%

Khô đậu tương

USD/tấn

283,70

+0,60

+0,21%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,94

+0,34

+1,23%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

459,80

+2,70

+0,59%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.382,00

-73,00

-2,97%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

98,20

-0,10

-0,10%

Đường thô

US cent/lb

11,22

+0,22

+2,00%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

126,40

+2,35

+1,89%

Bông

US cent/lb

60,37

+0,31

+0,52%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

357,00

-5,30

-1,46%

Cao su TOCOM

JPY/kg

155,30

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

1,14

0,00

-0,44%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg