Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng nhờ hiệu quả của những nỗ lực cắt giảm nguồn cung của các nước sản xuất chủ chốt.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7/2020 tăng 1,1 USD (3,3%) lên 34,35 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 0,64 USD (1,8%) lên 36,17 USD/thùng.
Các thị trường năng lượng tiếp tục xu hướng đi lên đã có từ tuần trước. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng Năm và tháng Sáu, nhằm ngăn chặn tình trạng dư cung trên toàn cầu, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Trong khi đó, một số quốc gia sản xuất lớn ở vùng Vịnh như Saudi Arabia, UAE và Kuwait có thể cắt giảm nhiều hơn. Những hạn chế phong tỏa đang được nới lỏng, phía nhu cầu cũng hỗ trợ giá.
Thị trường lạc quan hơn sau khi Nga nói rằng sản lượng dầu của nước này đã giảm gần mục tiêu 8,5 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020 theo thỏa thuận nguồn cung của tổ chức OPEC+.
Các quốc gia OPEC+ sẽ nhóm họp lại vào đầu tháng 6/2020 để bàn luận việc duy trì cắt giảm nguồn cung của họ nhằm hỗ trợ giá hiện giảm khoảng 45% từ đầu năm nay.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cuối tuần trước cho biết, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã giảm 21 xuống còn 237 giàn khoan, đánh dầu tuần giảm thứ 10 liên tiếp.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trên 1% sau khi nhiều nước nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, làm dấy lên hy vong về sự phục hồi kinh tế và thúc đẩy nhu cầu với các loại tài sản rủi ro.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,1% xuống 1.710,95 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ ngày 13/5 là 1.708,47 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 1,7% và khép phiên ở mức 1.705,60 USD/ounce.
Ông Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa của công ty TD Securities, cho biết nhu cầu đối với các loại tài sản rủi ro đang gia tăng trên thị trường. Phiên này, chứng khoán Mỹ tăng mạnh khi giới đầu tư ngày càng lạc quan về việc nối lại hoạt động kinh doanh và tiềm năng của một loại vắc-xin chống virus SARS-CoV-2. Tây Ban Nha bắt đầu đón du khách nước ngoài từ tháng 7/2020, trong khi Anh sẽ mở cửa trở lại hàng nghìn trung tâm mua sắm vào tháng tới. Nhiều bang của Mỹ cung đang dần nới lỏng các lệnh hạn chế.
Mặc dù vậy, chuyên gia phân tích Lukman Otunuga của công ty FXTM cho rằng giá vàng vẫn có thể được hỗ trợ bởi tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, số liệu kinh tế kém khả quan và những lo ngại về tăng trưởng. Trước đó, giá vàng, vốn được xem là loại tài sản lưu giữ giá trị an toàn trong những thời kỳ bất ổn về tài chính và chính trị, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2012 trong tuần trước, nhờ lực đẩy từ các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ, tâm lý lo ngại về khả năng suy thoái và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, Tổng thống Donald Trump rất không hài lòng về cách thức Bắc Kinh xử lý dịch COVID-19 cũng như một số vấn đề khác, và điều này khiến cho thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không còn quan trọng với ông như trước đây.
Ông Ghali nhận định nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ còn tiếp tục gia tăng khi các biện pháp kích thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có hiệu lực trong một thời gian khá dài.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim giảm 1,2% xuống 828,45 USD/ounce, trong khi giá bạc giảm 0,5% xuống 17,12 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng khoảng 2% khi các nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến mối quan hệ Mỹ - Trung nóng lên liên quan đến Hong Kong (Trung Quốc). Hiện các nhà đầu tư kim loại tập trung vào khả năng kích thích kinh tế của Trung Quốc sẽ cải thiện nhu cầu kim loại.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,4% lên 5.361,5 USD/tấn và gần mức cao nhất 2 tháng tại 5.464 USD đã đạt được trong tuần trước.
Giá đồng đã phục hồi từ mức thấp nhất 4 năm tại 4.371 USD/tấn hồi giữa tháng 3/2020 do nới lỏng việc phỏng tỏa nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức hơn 6.000 USD trước đại dịch.
Trung Quốc, nước sử dụng kim loại nhiều nhất, tuần trước đã cho biết họ sẽ kích thích kinh tế thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhập khẩu kẽm, nickel, nhôm và quặng đồng của Trung Quốc trong tháng 4 tăng mạnh so với tháng liền trước, theo số liệu hải quan.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tiếp tục giảm trong phiên thứ hai liên tiếp, giảm gần 3,5% do số liệu cho thấy xuất khẩu tăng từ các mỏ chủ chốt trong tuần trước làm dịu đi lo lắng về nguồn cung.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã giảm 3,47% xuống 695 CNY (97,42 USD)/tấn, trước khi đóng cửa giảm 3% xuống 699 CNY; quặng sắt 62% giao ngay nhập khẩu vào Trung Quốc giảm xuống 98,5 USD/tấn trong ngày 25/5.
Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa giảm 0,5% xuống 3.493 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng, sử dụng trong lĩnh vực sản xuất đã giảm 0,2% xuống 3.407 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 6 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 0,2% lên 13.250 CNY/tấn.
Các mỏ tại Australia và Brazil đã xuất khẩu 26,03 triệu tấn quặng sắt trong tuần trước, tăng 4,08 triệu tấn so với tuần trước đó, theo số liệu của công ty tư vấn Mysteel.
Thống đốc ngân hàng trung ương cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường chính sách kinh tế vĩ mô và tiếp tục thúc đẩy giảm lãi suất cho vay. Hiệp hội quặng sắt và ngành thép Trung Quốc và các nhà sản xuất thép lớn đã kêu gọi tăng sản lượng quặng sắt trong nước và tăng cường thăm dò các nguồn tài nguyên chưa phát triển ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương của Mỹ tăng mạnh nhất trong 2,5 tuần do các thị trường chứng khoán tăng điểm và đồng USD yếu gây ra việc mua vào để đóng các hợp đồng bán trên cả 2 thị trường. Tuy nhiên, đà tăng giá của ngũ cốc bị hạn chế bởi lo ngại kéo dài về nhu cầu yếu và nguồn cung phong phú.
Kết thúc phiên giao dịch, đậu tương kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Chicago (CBOT) tăng 12-3/4 US cent lên 8,46 USD/bushel. Ngô cùng kỳ hạn tăng 1-3/4 US cent lên 3,19-3/4 USD/bushel và lúa mỳ tăng 2-1/4 US cent lên 5,11 USD/bushel. Giá đậu tương được hỗ trợ từ một thông báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ về doanh số xuất khẩu sang Trung Quốc.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 chốt phiên tăng 0,12 US cent hay 1,1% lên 11,05 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 9,5 USD hay 2,6% lên 376,4 USD/tấn. Giá đường thô tăng do giá dầu tăng và đồng nội tệ của Brazil mạnh lên. Đồng real của Brazil mạnh lên làm giảm giá các hàng hóa định giá bằng USD như đường, cà phê và có thể hạn chế nhà sản xuất bán ra.
Các đại lý cho biết thị trường cũng được hỗ trợ bởi nhiều tàu xếp hàng đợi chất đường tại kho cảng xuất khẩu lớn ở Santos, Brazil. Thị trường coi đây là biểu hiện của nguồn cung hạn hẹp.
Thị trường cũng đang theo dõi chặt chẽ sự lây lan của virus corona chủng mới tại Brazil để xem mức độ mà nó có thể làm gián đoạn sản xuất hay xuất khẩu.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 1,5 US cent hay 1,4% lên 1,051 USD/lb. Có một số hỗ trợ từ thời tiết lạnh ở khu vực trồng cà phê ở Brazil, nhưng cơ hội tăng giá vẫn thấp.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 12 USD hay 1,0% lên 1.219 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo tiếp tục tăng khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại thủ đô, củng cố hy vọng phục hồi kinh tế, trong khi dầu tăng cũng hỗ trợ giá. Trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), cao su kỳ hạn háng 11 đóng cửa tại 154,6 JPY (1,4 USD)/kg, tăng 1,1 JPY hay 0,7% so với giá mở cửa tại 153,5 JPY. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải tăng 95 CNY lên 10.325 CNY (1.448 USD)/tấn.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và 4 khu vực còn lại sau khi số ca nhiễm virus corona ở quốc gia này giảm mạnh nhưng cảnh báo có thể tái áp đặt nếu dịch bệnh tăng vọt trở lại.
Giá hàng hóa thế giới sáng 27/5/2020

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

34,06

-0,29

-0,84%

Dầu Brent

USD/thùng

35,98

-0,19

-0,53%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

25.910,00

-390,00

-1,48%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,78

-0,02

-0,95%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

104,08

-0,81

-0,77%

Dầu đốt

US cent/gallon

98,45

-0,63

-0,64%

Dầu khí

USD/tấn

296,50

-0,50

-0,17%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

35.700,00

-320,00

-0,89%

Vàng New York

USD/ounce

1.727,50

-0,70

-0,04%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.949,00

-58,00

-0,97%

Bạc New York

USD/ounce

17,64

+0,05

+0,26%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,10

-1,30

-2,15%

Bạch kim

USD/ounce

832,13

-1,28

-0,15%

Palađi

USD/ounce

1.952,63

-3,27

-0,17%

Đồng New York

US cent/lb

241,55

-0,30

-0,12%

Đồng LME

USD/tấn

5.362,00

+73,50

+1,39%

Nhôm LME

USD/tấn

1.519,50

+13,00

+0,86%

Kẽm LME

USD/tấn

1.982,00

-3,50

-0,18%

Thiếc LME

USD/tấn

15.429,00

+74,00

+0,48%

Ngô

US cent/bushel

320,00

+1,00

+0,31%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

507,00

+0,25

+0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

331,50

+0,25

+0,08%

Gạo thô

USD/cwt

16,28

+0,04

+0,25%

Đậu tương

US cent/bushel

847,75

+0,75

+0,09%

Khô đậu tương

USD/tấn

284,20

+0,30

+0,11%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,19

-0,08

-0,29%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

464,80

+4,60

+1,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.394,00

0,00

0,00%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

105,10

+1,50

+1,45%

Đường thô

US cent/lb

11,05

+0,12

+1,10%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

128,70

+1,90

+1,50%

Bông

US cent/lb

58,59

+0,36

+0,62%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

356,80

-10,70

-2,91%

Cao su TOCOM

JPY/kg

154,40

-0,20

-0,13%

Ethanol CME

USD/gallon

1,13

+0,05

+5,02%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg