Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có hàm ý phản đối Trung Quốc liên quan tới kế hoạch ban hành luật an ninh mới ở Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London giảm 1,65 USD (4,6%) xuống 34,52 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,54 USD (4,5%) xuống 32,81 USD/thùng.
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tác động tới hoạt động kinh doanh và nhu cầu dầu mỏ - vốn đã sa sút do dịch COVID-19. Một dấu hiệu khác của nhu cầu suy yếu là các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản chỉ hoạt động với 56,1% công suất trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ năm 2005.
Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã nhất trí "phối hợp chặt chẽ" hơn nữa trong việc hạn chế sản lượng dầu mỏ. Tuy nhiên, thị trường cũng cảm thấy Nga đã phát đi tín hiệu “lưỡng lự” trước cuộc họp giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác dự kiến diễn ra vào 9 - 10/6 tới.
Dự báo tăng trưởng kinh tế ảm đạm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã gây áp lực lên giá dầu thô. Các nhà kinh tế ước tính sẽ có thêm 2 triệu người Mỹ nộp đơn đăng ký bảo hiểm thất nghiệp vào tuần trước. Bà Christine Lagarde, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng cảnh báo kinh tế Khu vực đồng euro có khả năng giảm từ 8% đến 12% trong năm nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất hai tuần do việc nới lỏng các hạn chế đi lại trên toàn thế giới đã củng cố sự lạc quan rằng nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.709,50 USD/ounce, trước đó trong cùng phiên, giá có lúc rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 12/5 là 1.693,22 USD/ounce; vàng giao sau tăng 0,1% lên 1.707,90 USD/ounce.
Chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư RJO Futures, ông Bob Haberkorn, cho biết phiên này tiếp tục xuất hiện những tin tức về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Những tài sản trú ấn an toàn như vàng không được hưởng lợi gì từ diễn biến trên vì tâm lý thị trường vẫn khá lạc quan. Ngân hàng Citi cho biết khả năng thị trường vàng ngắn hạn tạm thời giảm xuống mức từ 1.600 tới 1.650 USD dường như đang tăng lên, ngoài ra vàng vẫn tăng giá trong trung hạn và dự báo mốc 2.000 USD/ounce sẽ đạt được trong 12 tháng tới.
Chuyên gia Haberkorn nhận định, thay vì vấn đề chiến tranh thương mại, việc các quốc gia lần lượt mở cửa trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội để ngăn dịch COVID-19 lây lan đã khiến tâm lý nhà đầu tư đi lên và thúc đẩy họ chuyển hướng sang các tài sản rủi ro hơn. Trên thị trường Phố Wall phiên này, cả ba chỉ số chính đều tăng điểm.
Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng hơn 12% và các nhà phân tích cho rằng đà tăng trưởng chung của giá kim loại quý vẫn tích cực. Họ viện dẫn môi trường lãi suất thấp cùng những bất ổn chính trị và kinh tế toàn cầu sẽ hỗ trợ cho giá vàng. Công ty dịch vụ tài chính Societe Generale mới đây nhận định vàng là một kênh đầu tư hiệu quả để phòng ngừa rủi ro trong môi trường lãi suất thấp, vì chi phí cơ hội để nắm giữ kim loại quý này không cao. Societe Generale kỳ vọng môi trường thuận lợi như vậy sẽ được duy trì và dự báo giá vàng sẽ đạt mức trung bình 1.800 USD/ounce trong quý IV năm nay.
Về các kim loại quý khác, giá bạch kim phiên này giảm 0,1% xuống 829,14 USD/ounce, giá bạc tăng 1,04% lên 17,28 USD/ounce, trong khi đó giá palađi giảm 1,34% xuống 1.929,87 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá loại cơ bản có chung xu hướng giảm trong phiên vừa qua bởi tình hình căng thẳng tại Hong Kong và dự đoán Washington sẽ trả đũa đối với Trung Quốc - nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới. Các thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu nhìn chung giảm, trái với lạc quan về việc mở cửa lại nền kinh tế thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn giao dịch kim loại London (LME), đồng giao sau 3 tháng giảm 1,6% xuống 5.278 USD/tấn. Giá đồng giao ngay thấp hơn đồng giao sau 3 tháng tới 34,75 USD/tấn, nhiều nhất kể từ tháng 10/2019, cho thấy các nguồn cung cấp kim loại trong kho LME dồi dào.
Giá nhôm phiên vừa qua tăng 0,4% lên 1.525 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức cao nhất 10 tuần là 1.534 USD/tấn; giá kẽm giảm 2,9% xuống 1.924 USD/tấn sau khi có lúc xuống mức thấp nhất 3 tuần là 1.909,5 USD/tấn, chì giảm 3,2% xuống 1.633 USD/tấn, nickel giảm 1,8% xuống 12.125 USD/tấn và thiếc giảm 0,9% xuống 15.285 USD/tấn.
Trong nhóm sắt thép, thép thanh kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn giao dịch Thượng Hải lúc đóng cửa giảm 8 CNY (1,13 USD) xuống 3.494 CNY/tấn, giảm phiên thứ 4 liên tiếp, bởi lo ngại về tiêu thụ do mưa tại một số khu vực phía nam của nước này. Trong khi đó hợp đồng thép cuộn cán nóng cùng kỳ hạn tăng 6 CNY lên 3.419 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ mạnh trong phiên qua do việc tiến độ trồng trọt chậm lại tại Midwest và các dự báo thời tiết bất thường đã khiến giá lên mức cao nhất trong 2 tuần, mặc dù việc bán ra theo yếu tố kỹ thuận đã hạn chế đà tăng. Ngô cũng tăng giá sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo việc trồng trọt chậm hơn dự kiến, nhưng đà tăng bị hạn chế bởi những lo ngại về nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào.
Đậu tương kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Chicago (CBOT) đóng cửa tăng 1-1/2 US cent lên 8,48-1/2 USD/bushel; hợp đồng này đã giảm từ mức đỉnh 2 tuần tại 8,51-1/4 USD do việc bán ra theo yếu tố kỹ thuật. Ngô kỳ hạn tháng 7 tăng 1-1/2 US cent lên 3,2-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm giảm 0,25 US cent hay 2,3% xuống 10,8 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 12,4 USD hay 3,3% xuống 364,00 USD/tấn.
Đồng real yếu khuyến khích các nhà xuất khẩu Brazil bán đường được định giá bằng USD.
Brazil – nước sản xuất đường hàng đầu thế giới - đã trở thành một trong những tâm của đại dịch Covid-19, một động thái có thể tiếp tục gây thiệt hại cho nhu cầu ethanol và suy yếu đồng nội tệ của Brazil.
Giá cà phê arabica lúc đóng cửa phiên giao dịch giảm 2,6 US cent tức 2,5% xuống 1,025 USD/lb, giá đã xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 2/2020 vào ngày 22/5; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 9 USD tương đương 0,7% xuống 1.210 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo giảm trong phiên qua do lo lắng về căng thẳng Mỹ - Trung Quốc về Hồng Kông (Trung Quốc). Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đóng cửa giảm 0,6 JPY xuống 154,0 JPY (1,43 USD)/kg. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 20 CNY đóng cửa tại 10.250 CNY (1.432 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 28/5/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

32,07

-0,74

-2,26%

Dầu Brent

USD/thùng

34,34

-0,40

-1,15%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

25.220,00

-580,00

-2,25%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,72

-0,07

-3,96%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

97,64

-1,69

-1,70%

Dầu đốt

US cent/gallon

95,31

-1,90

-1,95%

Dầu khí

USD/tấn

286,50

-0,25

-0,09%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

35.340,00

-710,00

-1,97%

Vàng New York

USD/ounce

1.725,30

-1,50

-0,09%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.946,00

+39,00

+0,66%

Bạc New York

USD/ounce

17,83

+0,07

+0,38%

Bạc TOCOM

JPY/g

60,40

+1,40

+2,37%

Bạch kim

USD/ounce

832,67

-7,46

-0,89%

Palađi

USD/ounce

1.942,78

-1,30

-0,07%

Đồng New York

US cent/lb

239,50

+1,30

+0,55%

Đồng LME

USD/tấn

5.259,50

-102,50

-1,91%

Nhôm LME

USD/tấn

1.525,00

+5,50

+0,36%

Kẽm LME

USD/tấn

1.920,50

-61,50

-3,10%

Thiếc LME

USD/tấn

15.300,00

-129,00

-0,84%

Ngô

US cent/bushel

321,25

+0,75

+0,23%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

505,00

+0,50

+0,10%

Lúa mạch

US cent/bushel

328,75

+1,25

+0,38%

Gạo thô

USD/cwt

16,40

+0,04

+0,24%

Đậu tương

US cent/bushel

851,50

+3,00

+0,35%

Khô đậu tương

USD/tấn

283,30

+1,30

+0,46%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,60

0,00

0,00%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

462,80

-0,70

-0,15%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.363,00

-31,00

-1,29%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

102,50

-2,60

-2,47%

Đường thô

US cent/lb

10,80

-0,25

-2,26%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

129,40

+0,70

+0,54%

Bông

US cent/lb

58,46

+0,12

+0,21%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

359,90

+3,10

+0,87%

Cao su TOCOM

JPY/kg

154,20

+0,20

+0,13%

Ethanol CME

USD/gallon

1,11

-0,01

-1,33%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg