Trên thị trường năng lượng, giá dầu đảo chiều tăng sau chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp khi chứng khoán phố Wall hồi phục.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc tăng 19 US cent (tương đương 0,3%) lên 59,51 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 34 US cent (khoảng 0,6%) lên 53,48 USD/thùng.
Chủ tịch của công ty tư vấn tài chính Ritterbusch và Associates, Jim Ritterbusch, nhận định giá tăng trong phiên vừa qua chủ yếu phản ánh tác động lan tỏa từ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Song ông cũng lưu ý rằng đồng USD mạnh lên đã hạn chế hoạt động mua năng lượng vào. Phiên này, Chỉ số đồng USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – vẫn ở quanh mức cao kể từ đầu tháng 12/2019 là 98.
Nhà đầu tư đang chờ báo cáo về số liệu dầu thô hàng tuần của Mỹ do Viện Dầu khí Mỹ (API) công bố. Thị trường dự kiến lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng 500.000 thùng vào tuần trước, trong khi lượng dự trữ xăng có khả năng kéo dài chuỗi tăng sang tuần thứ 12 liên tiếp.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng bị chi phối bởi việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tỏ ý sẽ thắt chặt nguồn cung giữa lúc có những lo ngại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona sẽ gây áp lực lên nhu cầu dầu thế giới.
Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu hàng đầu của OPEC, đã tìm cách trấn an thị trường và kêu gọi giới đầu tư thận trọng trước những kỳ vọng ảm đạm về tác động của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra đối với nhu cầu dầu toàn cầu.
Một số nguồn tin cũng cho biết giới chức OPEC đã bắt đầu cân nhắc các lựa chọn như kéo dài kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu hiện tại cho đến ít nhất là tháng Sáu, với khả năng giảm sâu hơn nữa nếu nhu cầu dầu ở Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch.
Hiện OPEC +, nhóm sản xuất bao gồm các thành viên OPEC và các quốc gia khác như Nga, đã tham gia vào một thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu để hỗ trợ giá “vàng đen”. Hồi tháng 12/2019, nhóm này đã đồng ý duy trì kế hoạch cắt giảm sản lượng 1,7 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 3/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khi thị trường chứng khoán hồi phục nhờ các số liệu kinh tế tích cực của Mỹ công bố trước thềm cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Kết thúc phiên này, vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.568,90 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2020 cũng giảm 0,5% xuống mức 1.569,8 USD/ounce.
Chiến lược gia thị trường hàng hóa Ryan McKay thuộc công ty tư vấn tài chính TD Securities cho biết, vẫn còn đó những lo ngại về dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới (2019-nCoV), nhưng cũng có nhà đầu tư sẵn sàng “phiêu lưu mạo hiểm”.
Chuyên gia này cũng lưu ý báo cáo về tổng lượng đơn đặt hàng hóa lâu bền của Mỹ đã tăng 2,4% so với mức tăng dự kiến là 0,4%. Điều này có thể làm tăng cơ hội Fed sẽ không giữ giọng điệu ôn hòa trong cuộc họp sắp tới, qua đó tạo áp lực lên giá vàng.
Cuộc họp chính sách đầu tiên trong năm 2020 của Fed kéo dài trong hai ngày 28-29/1, với dự báo Fed sẽ vẫn giữ nguyên lãi tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất hạ sẽ khiến đồng USD yếu đi, song lại gia tăng đáng kể sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng.
Tuy nhiên, nhà phân tích Carsten Menke của công ty tài chính tư nhân Julius Baer cho biết những lo ngại về sự bùng phát của dịch viêm phổi do virus corona gây ra có thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, qua đó củng cố nhu cầu về vàng nói chung.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm tới 3,5% xuống 17,45 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,4% lên 986,91 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng do lo sợ virus gây chết người tại Trung Quốc sẽ tác động xấu tới nền kinh tế tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới này. Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa giảm 0,7% xuống 5.703 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 10 liên tiếp. Kim loại này sử dụng để đánh giá sức mạnh nền kinh tế đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 10/10/2019 tại 5.690,5 USD.
Ở thời điểm hiện nay, giá giảm hoàn toàn chỉ là yếu tố tâm lý vì vẫn còn quá sớm để xác định virus này có thật sự ảnh hưởng đến nhu cầu đồng hay không.
Tăng trưởng kinh tế năm 2019 tại Trung Quốc, nơi chiếm gần một nửa tiêu thụ đồng toàn cầu, đã giảm xuống thấp nhất trong gần 30 năm, bởi nhu cầu trong nước chậm chạp và tranh chấp thương mại với Mỹ. Các nhà phân tích cho biết virus có thể tiếp tục làm Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy yếu thêm.
Nhà phân tích Alastair Munro tại Marex Spectron cho biết, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) trên đồ thị hàng ngày của LME có vẻ bán quá nhiều và trở lại mức chưa từng thấy kể từ tháng 7/2018. Mức kháng cự nằm trong khoảng 5.850 - 5.910,5 USD/tấn và mức hỗ trợ là 5.665 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 1,55 US cent hay 1,5% xuống 1,0505 USD/lb, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2019; cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 1 USD hay 0,1% xuống 1.327 USD/tấn.
Các đại lý cho biết một yếu tố giảm giá là dự trữ arabica trên sàn ICE tăng trong năm nay. Triển vọng sản lượng của Brazil lớn hơn trong năm (chu kỳ 2 năm một lần của nước này) cũng giữ thị trường ở thế phòng ngự.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 chốt phiên tăng 0,33 US cent hay 2,3% lên 14,54 US cent/lb. Hợp đồng này đã chạm mức thấp nhất phiên tại 14,05 US cent/lb nhưng sau đó tăng do những lo ngại về kinh tế vĩ mô liên quan tới sự lây lan của virus corona gây sức ép lên giá. Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 10,1 USD hay 2,5% lên 405,4 USD/tấn. Hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2020 sẽ hết hạn vào ngày 14/2.
Thị trường vẫn được củng cố bởi nguồn cung hạn hẹp do dự báo thiếu hụt toàn cầu trong niên vụ 2019/20. Các khách hàng mua đường ngày càng lo lắng khi xuất khẩu đường gia tăng mạnh mẽ tại Ấn Độ đã không trở thành hiện thực. Một số nhà máy không muốn bán ra ngay cả khi giá thế giới gần mức cao nhất trong 2,5 năm.
Giá đậu tương của Mỹ giảm phiên thứ 6 liên tiếp, với các nhà đầu tư đang chờ đợi dấu hiệu phục hồi trong nhu cầu của Trung Quốc sau khi ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn giao dịch Chicago giảm 2-1/4 US cent xuống 8,95 USD/bushel.
Lúa mì cung giảm phiên thứ 3 liên tiếp, trong khi ngô mạnh do dấu hiệu triển vọng xuất khẩu.
Lúa mì kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 2-1/2 US cent xuống 5,69-3/4 USD/bushel. Ngô tăng 6 US cent lên 3,86-1/2 USD/busel.
Các nhà xuất khẩu tư nhân đã báo cáo bán 124.335 tấn ngô Mỹ sang Mexico trong năm thị trường 2019/20.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng do các nhà đầu tư săn giá hời, nhưng tâm lý các nhà đầu tư vẫn thận trọng do lo sợ sự lây lan của virus corona tại Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu toàn cầu. Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 7/2020 đóng cửa tăng 6,2 JPY lên 179 JPY (1,63 USD)/kg.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cảnh báo rằng lợi nhuận và hoạt động sản xuất có thể bị ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona ở Trung Quốc.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn giao dịch SICOM Singapore giảm 7,5% xuống 135 US cent/kg, thấp nhất kể từ ngày 15/11/2019.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,48

+0,34

+0,66%

Dầu Brent

USD/thùng

59,51

+0,19

+0,3%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.410,00

+40,00

+0,11%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,91

+0,01

+0,42%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

147,87

-0,53

-0,36%

Dầu đốt

US cent/gallon

167,46

-0,49

-0,29%

Dầu khí

USD/tấn

511,50

-24,50

-4,57%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

54.070,00

-20,00

-0,04%

Vàng New York

USD/ounce

1.586,40

-2,70

-0,17%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.531,00

-3,00

-0,05%

Bạc New York

USD/ounce

18,09

+0,03

+0,16%

Bạc TOCOM

JPY/g

63,20

-0,80

-1,25%

Bạch kim

USD/ounce

988,66

+2,61

+0,26%

Palađi

USD/ounce

2.297,40

+30,29

+1,34%

Đồng New York

US cent/lb

260,15

+0,50

+0,19%

Đồng LME

USD/tấn

5.743,00

-183,00

-3,09%

Nhôm LME

USD/tấn

1.764,00

-17,00

-0,95%

Kẽm LME

USD/tấn

2.240,00

-101,00

-4,31%

Thiếc LME

USD/tấn

16.270,00

-580,00

-3,44%

Ngô

US cent/bushel

380,50

-6,75

-1,74%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

572,25

-1,25

-0,22%

Lúa mạch

US cent/bushel

300,50

-2,75

-0,91%

Gạo thô

USD/cwt

13,47

-0,11

-0,85%

Đậu tương

US cent/bushel

897,25

-4,75

-0,53%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,80

-0,50

-0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,52

-0,50

-1,56%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

461,50

-8,00

-1,70%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.734,00

+1,00

+0,04%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

106,60

-3,55

-3,22%

Đường thô

US cent/lb

14,21

-0,18

-1,25%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

95,35

-0,40

-0,42%

Bông

US cent/lb

69,51

+0,11

+0,16%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

420,80

-5,40

-1,27%

Cao su TOCOM

JPY/kg

177,70

+3,70

+2,13%

Ethanol CME

USD/gallon

1,32

-0,01

-1,05%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg