Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi ngày càng có thêm nhiều quốc gia tuyên bố nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trên sàn New York tăng 61 US cent (3,1%), lên 20,39 USD/thùng; dầu Brent trên sàn London tăng 76 US cent (2,9%) lên 27,20 USD/thùng.
Nguồn cung dầu hiện đang thu hẹp dần do các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới cắt giảm sản lượng kể từ 1/5 và các công ty sản xuất dầu ngưng hoạt động.
Ngoài việc cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày từ đầu tháng này của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, sản lượng dầu và khí đốt từ một số công ty dầu khí hàng đầu thế giới dự kiến sẽ giảm trong quý II/2020 xuống các mức thấp nhất trong ít nhất 17 năm. Đây được xem là một nhân tố quan trọng giúp đẩy giá dầu đi lên trong phiên này.
Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu trên toàn thế giới giảm khoảng 30% trong tháng 4/2020, chủ yếu do chính sách giãn cách xã hội. Tình trạng tiêu thụ yếu được dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong nhiều tháng tới.
Italy, Phần Lan và một số tiểu bang của Mỹ đã quyết định nới lỏng các lệnh phong tỏa vào ngày 4/5 để hồi sinh nền kinh tế, song nhiều người cảnh báo về động thái vội vã này do lo ngại về một đợt bùng phát thứ hai.
Thị trường cũng chú ý đến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc xử lý sự bùng phát dịch Covid-19. Ngày 3/5/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông đã có “bằng chứng rõ ràng” rằng virus SARS-Cov-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Fox Business, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng Trung Quốc “đã phạm một sai lầm khủng khiếp và họ không muốn thừa nhận điều đó”. Nỗi lo về khả năng trả đũa từ Mỹ đối với việc xử lý dịch bệnh của Trung Quốc có thể góp phần làm tăng thêm lo ngại về nhu cầu dầu thô ngay tại thời điểm tồi tệ nhất này.
Nhà phân tích tại UBS cho biết tồn kho dầu vẫn có thể tăng trong vài tuần tới, giá dầu vẫn dễ bị tổn thương với những đợt giảm sút mới.
Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến phục hồi khiêm tốn từ mức của tháng 4 do nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Goldman Sachs đã lạc quan hơn về sự gia tăng của giá dầu trong năm tới do sản lượng dầu thô thấp và nhu cầu dầu phục hồi một phần.
Ngân hàng Phố Wall đã nâng dự báo giá dầu Brent năm 2021 lên 55,63 USD/thùng, từ mức dự báo trước đó là 52,50 USD/thùng. Ngân hàng này cũng đã nâng dự báo giá dầu WTI từ 48,50 USD/thùng lên 51,38 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do số liệu kinh tế Mỹ ảm đạm và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về sự bùng phát của Covid-10 làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới và do các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.705,62 USD/ounce; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,7% lên 1.713,30 USD/ounce.
Số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 4/5 cho thấy lượng đơn hàng của các nhà máy giảm 10,3% do các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19; số đơn đặt hàng không lâu bền cũng giảm 5,8%. Các nhà phân tích lưu ý rằng các đơn hàng có thể tiếp tục giảm khi các biện pháp phong tỏa khiến nhu cầu sụt giảm mạnh.
Chỉ số Dow Jones giảm 185,53 điểm, hay 0,78%, xuống 23.538,16 điểm, trong khi đó chỉ số USD tăng 0,44 điểm, hay 0,44%, lên 99,52 điểm.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 7/2020 giảm 14,2 US cent, hay 0,95%, xuống 14,796 USD/ounce; bạch kim giao cùng kỳ hạn tăng 4,6 USD, hay 0,59%, lên 778,5 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần, do lo lắng về nhu cầu giảm tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc và những nơi khác vì virus corona và do một số nhà sản xuất nới lỏng các hạn chế phong tỏa.
Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng 0,2% lên 5.120 USD/tấn. Các cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy hoạt động sản xuất đã bị thiệt hại trên khắp thế giới trong tháng 4/2020 và triển vọng có vẻ ảm đạm khi chính phủ đóng cửa sản xuất toàn cầu và nhu cầu giảm.
Một loạt chỉ số PMI từ khắp Châu Âu và Châu Á giảm sâu trong tháng trước, với nhiều nước chỉ số này giảm xuống mức thấp kỷ lục và các mức được thấy kể từ khủng hoảng tài chính 2008/09.
Số liệu sản xuất công nghiệp, đầu tư, xây dựng và cho vay trong tháng 5 sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm manh mối nhu cầu tại Trung Quốc, nơi chiếm một nửa tiêu thụ kim loại công nghiệp toàn cầu. Chính phủ Peru cho biết việc hạn chế trong các lĩnh vực quan trọng gồm khai thác mỏ sẽ được nới lỏng dần trong tháng 5. Hoạt động đã bị tê liệt kể từ giữa tháng 3. Peru là nhà sản xuất đồng lớn thứ 2 thế giới và phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực này để tăng trưởng kinh tế.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương và ngô giảm do căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh làm tăng lo ngại về rủi ro cho nhu cầu trong khi thời tiết ở các khu vực trồng trọt chủ chốt của Mỹ tốt lên. Giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago giảm 13 US cent xuống 8,36-1/2 USD/bushel. Ngô giảm 3 US cent xuống 3,15-12 USD/bushel sau khi giao dịch trong 2 tuần trước gần 3,09 USD, thấp nhất trong gần 10,5 năm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 lúc đóng cửa giảm 0,57 US cent hay 5,2% xuống 10,40 US cent/lb; trong phiên trước đó giá đường đã đạt mức cao nhất một tháng. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 9,2 USD hay 2,6% xuống 342,1 USD/tấn. Giá năng lượng đang giảm khuyến khích các nhà máy mía Brazil tăng sản xuất đường thay vì ethanol.
Công ty môi giới Marex Spectron cho biết, chưa rõ tuần qua giá đường thô tăng vì lý do gì, bởi tiêu thụ nhiên liệu giảm hơn 40% tại Brazil trong tháng 4. Công ty Tate & Lyle của Anh cho biết nhu cầu đường và xi rô cho nhà hàng, rạp chiếu phim và các cơ sở công cộng khác của Mỹ giảm trong tháng 4 khi hàng nghìn doanh nghiệp vẫn đóng cửa bởi việc phong tỏa. Mexico cho biết Washington sẽ tiếp tục một quy định xuất khẩu đường của Mexico vào Mỹ thêm 5 năm nữa.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 1,1 US cent hay 1,0% lên 1,072 USD/lb; cà phê arabica đã mất gần 12% giá trị trong tháng 4 do triển vọng một vụ thu hoạch lớn tại Brazil. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2020 đóng cửa phiên vừa qua giảm 8 USD hay 0,7% xuống 1.197 USD/tấn.
Indonesia đã xuất khẩu 11.171 tấn cà phê robusta từ tỉnh Lampung trong tháng 4, nhiều hơn gấp đôi so với mức năm ngoái. 
Giá hàng hóa thế giới sáng 5/5/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

21,51

+1,12

+5,49%

Dầu Brent

USD/thùng

28,03

+0,83

+3,05%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

21.660,00

-410,00

-1,86%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,12

+0,12

+6,17%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

83,97

+1,82

+2,22%

Dầu đốt

US cent/gallon

83,13

+2,82

+3,51%

Dầu khí

USD/tấn

229,00

+18,25

+8,66%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

31.410,00

-680,00

-2,12%

Vàng New York

USD/ounce

1.705,00

-8,30

-0,48%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.841,00

+58,00

+1,00%

Bạc New York

USD/ounce

14,87

+0,07

+0,47%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,50

+0,30

+0,59%

Bạch kim

USD/ounce

769,29

+1,29

+0,17%

Palađi

USD/ounce

1.866,46

+7,79

+0,42%

Đồng New York

US cent/lb

233,40

+2,15

+0,93%

Đồng LME

USD/tấn

5.123,00

+13,00

+0,25%

Nhôm LME

USD/tấn

1.483,00

-4,00

-0,27%

Kẽm LME

USD/tấn

1.899,50

-14,00

-0,73%

Thiếc LME

USD/tấn

15.085,00

+85,00

+0,57%

Ngô

US cent/bushel

315,75

+0,25

+0,08%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

517,00

-2,50

-0,48%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,75

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

14,70

-0,02

-0,14%

Đậu tương

US cent/bushel

836,25

-0,25

-0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

288,20

-0,20

-0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,18

+0,03

+0,11%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

464,90

+1,30

+0,28%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.387,00

-15,00

-0,62%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

107,20

+1,10

+1,04%

Đường thô

US cent/lb

10,40

-0,57

-5,20%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

116,80

+3,70

+3,27%

Bông

US cent/lb

54,55

+0,22

+0,40%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

338,60

+10,10

+3,07%

Cao su TOCOM

JPY/kg

148,50

-0,30

-0,20%

Ethanol CME

USD/gallon

1,02

+0,02

+1,49%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg