Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do lo ngại nguồn cung dư thừa mặc dù sản lượng đang giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 44 US cent (1,8%) xuống 23,55 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc giảm 26 US cent (0,9%), xuống 29,46 USD/thùng.
Đầu phiên này, giá dầu Brent tăng trên 5% và dầu WTI tiến hơn 10% sau các thông tin Saudi Arabia nâng giá bán dầu thô chính thức và nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quóc bất ngờ tăng trong tháng 4/2020.
Mặc dù giảm trong 2 phiên gần đây nhưng giá dầu đã tăng liên tiếp 6 phiên trước đó bởi nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa xã hội - được áp dụng từ nhiều tuần trước để ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giúp nhu cầu tiêu thụ cải thiện phần nào. Trong khi đó, sản lượng dầu trên toàn cầu cũng giảm, xoa dịu mối quan ngại về tình trạng dư cung quá mức.
Tuy nhiên, ông John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, nhận đình thị trường dầu mỏ sẽ còn tiếp tục biến động. Đó cũng là lý do khiến giá giảm trong 2 phiên gần đây nhất. Ông Kilduff cho biết, tin tức về việc Saudi Arabia tăng giá bán dầu đã hỗ trợ tích cực cho giá dầu trong phiên này, song thị trường vẫn đối mặt với những “cơn gió ngược".
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Trong tuần kết thúc vào ngày 2/5, nước này đã tiếp nhận tổng cộng 3,2 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 10,9% trong năm 2020 xuống còn 88,7 triệu thùng/ngày, từ mức khoảng 99,5 triệu thùng/ngày năm 2019. Tuần trước, công ty này dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm tới sẽ đạt trung bình 88,8 triệu thùng/ngày.
Saudi Arabia đã tăng giá bán chính thức (OSP) cho hợp đồng dầu thô kỳ hạn giao tháng 6/2020 sau khi nước này cắt giảm lượng dầu xuất khẩu tháng Năm xuống gần mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, giữa bối cảnh các nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên toàn cầu vừa đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng nhằm kéo giá dầu tăng lên. Trong khi đó, nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng lên 10,42 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020, so với mức 9,68 triệu thùng/ngày của tháng 3/2020.
Theo dữ liệu của Genscape, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tại trung tâm lưu trữ Cushing ở Oklahoma đã tăng khoảng 407.000 thùng trong tuần tới ngày 5/5.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng hơn 2% do những số liệu kinh tế yếu kém phát đi từ Mỹ làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 2,1% lên 1.720,36 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 2,2% lên 1.725,80 USD/ounce.
Trong tuần kết thúc vào ngày 2/5, Mỹ đã tiếp nhận 3,17 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Nhiều chuyên gia lưu ý con số này xấu hơn nhiều so với dự kiến và vẫn ở mức cao.
Hàng triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua, cho thấy tình trạng sa thải lao động đã lan từ các ngành công nghiệp sang những mảng khác của nền kinh tế. Tình trạng này có thể vẫn tiếp diễn ngay cả khi nhiều khu vực ở Mỹ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa.
Ngoài ra, một loạt số liệu kinh tế ảm đạm khác đã củng cố tâm lý kỳ vọng các chính phủ và ngân hàng trung ương trên khắp thế giới sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn nữa nhằm hỗ trợ và bù đắp thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ông Michael Matousek, trưởng bộ phận trao đổi thương mại của tổ chức Đầu tư Toàn cầu Mỹ, cho biết, tỷ lệ thất nghiệp cao ở Mỹ chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn có thể tìm kiếm các giao dịch an toàn. Mỹ dự kiến sẽ đưa ra báo báo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tháng Tư trong ngày 8/5 (giờ địa phương).
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho biết kinh tế nước này có nguy cơ rơi vào đợt suy thoái kinh tế lớn nhất trong vòng 300 năm qua, do lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Do đó, BoE để ngỏ khả năng đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế trong tháng tới.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 2,6% lên 1.844,94 USD/ounce, bạch kim tăng 2,2% lên 764,92 USD/ounce, trong khi giá bạc tăng 2,9% lên 15,35 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng phiên thứ 4 liên tiếp khi số liệu xuất nhập khẩu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng, thêm một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang hồi phục.
Kết thúc phiên giao dịch, đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,5% lên 5.279 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 5.295 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/3/2020. Lượng đồng lưu kho trên sàn London giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng, giảm 250 tấn xuống 190.200 tấn. còn lượng lưu kho trên sàn Thượng Hải chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020 (230.956 tấn).
Trong số các kim loại cơ bản, giá kẽm cũng tăng trong phiên vừa qua, thêm 1,1% lên 1.998 USD/tấn, cao nhất gần 5 tuần do hoạt động mua vào từ các quỹ đầu cơ máy tính.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp, sau khi Bắc Kinh cam kết kích thích nhiều hơn để giảm gánh nặng thuế và tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các công ty.
Kết thúc phiên vừa qua, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2% lên 623 CNY (87,71 USD)/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 1,5% lên 3.439 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 1,9% lên 3.305 CNY/tấn, thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,2% lên 13.155 CNY/tấn.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 4/2020 tăng 11,4% so với tháng 3/2020 lên 95,71 triệu tấn, được hỗ trợ bởi nguồn cung ổn định và nhu cầu tăng, trong khi xuất khẩu sản phẩm thép trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm 11,7%.
Trên thị trường nông sản, giá ngũ cốc ở sàn Chicago tăng do Trung Quốc mua ngô và đậu tương, và dự báo nhiệt độ ở Mỹ sẽ hạ thấp, làm dấy lên mối lo ngại năng suất cây trồng suy giảm. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi nguồn cung dồi dào và lo ngại về nhu cầu khi các thương nhân chờ đợi báo cáo cung cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra trong tuần tới.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 11-3/4 US cent lên 8,45-1/2 USD/bushel, lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 3 US cent lên 5,22-1/2 USD/bushel, trong khi ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 3-3/4 US cent lên 3,18 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE tăng 0,06 US cent tương đương 0,6% lên 10,33 US cent/lb, hồi phục từ mức thấp nhất 12,5 năm của tuần trước; đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London tăng 2,9 USD tương đương 0,8% lên 348 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York giảm 1,6 US cent tương đương 1,4% xuống 1,09 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London giảm 15 USD tương đương 1,2% xuống 1.186 USD/tấn.
Tại Châu Á, giá cà phê tại Việt Nam tăng do nguồn cung khan hiếm, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng. Cà phê nhân xô ở Tây Nguyên có giá bán dao động trong khoảng 31.000-32.000 đồng (1,32-1,37 USD)/kg, tăng so với 29.500 đ/kg cách đây 2 tuần; cà phê robusta xuất khẩu (loại 2, 5% đen, vỡ) được chào giá cộng 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 150 USD/tấn cách đây 2 tuần. Cà phê robusta Indonesia loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 260-270 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London, giảm so với mức cộng 300-310 USD/tấn cách đây 2 tuần, do nước này bắt đầu vào vụ thu hoạch mới.
Giá cao su tại Tokyo tăng lên mức cao nhất 2,5 tuần theo xu hướng giá tại Thượng Hải, do xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2020 hồi phục trở lại.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn TOCOM tăng 3,5 JPY tương đương 2,4% lên 152,3 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 20/4/2020; cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 2,8% lên 10.380 CNY/tấn.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2020 tăng – lần đầu tiên – trong năm nay do các nhà sản xuất tăng sản lượng từ khủng hoảng virus corona.
Giá hàng hóa thế giới sáng 8/5/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

24,09

+0,54

+2,29%

Dầu Brent

USD/thùng

29,97

+0,51

+1,73%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

22.720,00

+70,00

+0,31%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,91

+0,02

+0,90%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

93,52

+0,38

+0,41%

Dầu đốt

US cent/gallon

85,38

+1,67

+2,00%

Dầu khí

USD/tấn

236,75

-1,00

-0,42%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

31.810,00

-80,00

-0,25%

Vàng New York

USD/ounce

1.730,20

+4,40

+0,25%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.871,00

+101,00

+1,75%

Bạc New York

USD/ounce

15,76

+0,17

+1,09%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,50

+1,30

+2,54%

Bạch kim

USD/ounce

772,57

+5,70

+0,74%

Palađi

USD/ounce

1.894,91

+31,26

+1,68%

Đồng New York

US cent/lb

239,85

+1,80

+0,76%

Đồng LME

USD/tấn

5.274,00

+76,00

+1,46%

Nhôm LME

USD/tấn

1.485,00

+5,50

+0,37%

Kẽm LME

USD/tấn

2.003,50

+28,50

+1,44%

Thiếc LME

USD/tấn

15.225,00

+25,00

+0,16%

Ngô

US cent/bushel

319,75

+1,75

+0,55%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

522,25

-0,25

-0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

299,25

+0,50

+0,17%

Gạo thô

USD/cwt

15,09

+0,04

+0,27%

Đậu tương

US cent/bushel

848,00

+3,75

+0,44%

Khô đậu tương

USD/tấn

288,90

+0,80

+0,28%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,36

+0,10

+0,38%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

466,20

-1,00

-0,21%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.381,00

+18,00

+0,76%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,00

-1,60

-1,45%

Đường thô

US cent/lb

10,33

+0,06

+0,58%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

119,35

0,00

0,00%

Bông

US cent/lb

55,78

+0,39

+0,70%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

346,10

+4,60

+1,35%

Cao su TOCOM

JPY/kg

152,20

-0,10

-0,07%

Ethanol CME

USD/gallon

1,09

+0,03

+2,43%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg