Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu yếu đi khi Covid-19 tiếp tục lan rộng. Kết thúc phiên này, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 1 US cent xuống 40,62 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 2 US cent xuống 43,08 USD/thùng.
Theo nhà phân tích về năng lượng tại Commerzbank Research, Eugen Weinberg, giá dầu đang tiếp tục xu hướng giảm, do đại dịch Covid-19 gây sức ép lên nhu cầu, làm mất đi tác động tích cực từ nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới.
Saudi Arabia đã nâng giá bán dầu thô chính thức giao tháng 8, một dấu hiệu nhu cầu đang phục hồi. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ phục hồi tới cuối năm 2021, dự đoán nhu cầu đạt 101,1 triệu thùng/ngày vào quý 4 năm tới. Giá dầu cũng được hỗ trợ khi chứng khoán tăng sau khảo sát của Bộ Lao động Mỹ cho thấy lượng việc làm tăng một tháng lớn nhất đã từng trong tháng 5.
Nhưng một số nhà phân tích cho biết động thái này có thể bị áp lực bởi lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu rất thấp. 16 bang của Mỹ vẫn báo cáo số ca nhiễm Covid-19 mới kỷ lục trong 5 ngày đầu tháng 7. Florida lại đưa ra những hạn chế mở cửa lại nền kinh tế. California và Texas cũng báo cáo số ca nhiễm ở mức cao. Bên cạnh đó, thị trường dầu thô Mỹ đối mặt với một số tình trạng không rõ ràng từ một quyết định của tòa án yêu cầu đóng cửa đường ống Dakota Access, vận chuyển dầu thô lớn nhất từ lưu vực đá phiến Bakken, Bắc Dakota sang khu vực Midwest và Bờ Vịnh, do lo ngại về môi trường.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce do số ca lây nhiễm dịch Covid-19 tăng mạnh làm dấy lên hy vọng trong giới đầu tư rằng chính phủ các nước sẽ triển khai thêm các biện pháp chính sách tiền tệ phù hợp đồng thời đẩy tăng nhu cầu đối với tài sản an toàn.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.796,08 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,9% lên 1.809,9 USD/ounce, trong phiên có thời điểm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 là 1.810,8 USD/ounce.
Michael Matousek, nhà giao dịch của U.S. Global Investors, cho biết bất cứ khi nào xuất hiện nỗi sợ trên thị trường, luôn có một nhân tố hỗ trợ giá vàng, dù đó là dịch Covid-19 hay nỗi lo nền kinh tế vận hành không tốt. Các biện pháp kích thích khổng lồ được triển khai nhằm hạn chế tổn thất kinh tế do dịch Covid-19 đã hỗ trợ giá vàng, giúp giá kim loại quý này tăng hơn 18% từ đầu năm đến nay.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,6% lên 18,31 USD/ounce, palađi giảm 0,8% xuống 1.923,01 USD/ounce trong khi bạch kim tăng 2,8% lên 835,88 USD/ounce sau khi có lúc trong phiên tăng lên mức cao nhất trong gần một tháng.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 tháng do triển vọng nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, nước tiêu dùng hàng đầu thế giới, và lo ngại về nguồn cung từ Chile, nhà sản xuất đồng lớn nhất toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,9% lên 6.182 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 21/1, là 6.195 USD. Giá đồng đã tăng hơn 40% kể từ khi đạt mức thấp nhất 4 năm trong tháng 3.
Chỉ số PMI Caixin/Markit của Trung Quốc tăng lên 51,2 trong tháng trước, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 12/2019, so với mức 50,7 của tháng 5/2020. Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng điểm, phù hợp với sự thúc đẩy của Bắc Kinh để thị trường mạnh lên. Khảo sát chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ cũng cho thấy sự tăng trươngr, trong khi ở Châu Âu sự suy thoái đã dịu bớt.
Giá quặng sắt tiếp tục tăng trong phiên vừa qua do nghi ngờ về khả năng phục hồi xuất khẩu của Brazil kéo dài, trong khi sự gia tăng trong chứng khoán và các kim loại công nghiệp của Trung Quốc cũng hỗ trợ tâm lý thị trường. Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng phiên thứ 3 liên tiếp, kết thúc phiên tăng 2,7% lên 767 CNY (109,23 USD)/tấn; quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore tăng 2,1%. Giá thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,5%, thép cuộn cán nóng tăng 0,8% và thép không gỉ tăng 0,7%.
Quặng sắt vẫn được hỗ trợ bởi cả nguồn cung và nhu cầu, với giá giao ngay trên 100 USD/tấn. Brazil đã trở thành trung tâm đại dịch toàn cầu cho đợt bùng phát Covid-19 và đang bắt đầu có một ảnh hưởng tới các công ty khai thác quặng sắt. Xuất khẩu quặng sắt của Australia và Brazil đã giảm 7,6% trong giai đoạn 29/6 tới 5/7 so với một tuần trước xuống 26,3 triệu tấn, sau khi tăng ổn định trong 3 tuần, theo khảo sát mới nhất của công ty tư vấn Mysteel.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 lúc đóng cửa tăng 0,25 US cent hay 2,1% lên 12,18 US cent/lb, phục hồi sau khi xuống mức thấp nhất một tuần (11,78 US cent) lúc đầu phiên. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 2,2 USD hay 0,6% lên 350,5 USD/tấn. Các đại lý cho biết đường thô vẫn giao dịch không rõ chiều hướng trong ngắn hạn, bởi kinh tế suy giảm nhưng được củng cố bởi thời tiết khô hạn tại Brazil và nông dân Brazil hạn chế bán ra.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2020 lúc đóng cửa tăng 2,15 US cent hay 2,2% lên 1,003 US cent/lb, giá đã giảm gần 5% trong phiên trước do những lo lắng về thời tiết bất lợi tại Brazil đã lùi xa. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 16 USD hay 1,4% lên 1.191 USD/tấn.
Các đại lý cho biết các thương gia dự kiến giá giảm 7 tới 10 US cent do đại dịch Covid-19 làm tổn hại nhu cầu, trong khi Brazil thu hoạch sản lượng kỷ lục.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo tăng lên mức cao nhất 3 tuần trong phiên qua theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải bởi hy vọng kinh tế phục hồi nhanh chóng.
Cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM đóng cửa tăng 0,6 JPY lên 157,4 JPY (1,46 USD)/kg, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 15/6 là 159,7 JPY lúc đầu phiên. Cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 CNY lên 10.540 CNY (1.500 USD)/tấn, đóng cửa cao nhất kể từ ngày 11/6. Sự phục hồi mạnh trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tháng 6 gần như trở lại mức trước đại dịch, cũng hỗ trợ nhu cầu các tài sản rủi ro.

Giá hàng hóa thế giới sáng 8/7/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,69

+0,07

+0,17%

Dầu Brent

USD/thùng

43,12

+0,04

+0,09%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.940,00

+410,00

+1,44%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,87

-0,01

-0,43%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

127,70

+0,20

+0,16%

Dầu đốt

US cent/gallon

124,38

+0,05

+0,04%

Dầu khí

USD/tấn

369,25

-1,25

-0,34%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

41.960,00

-50,00

-0,12%

Vàng New York

USD/ounce

1.805,70

-4,20

-0,23%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.209,00

+40,00

+0,65%

Bạc New York

USD/ounce

18,63

-0,07

-0,37%

Bạc TOCOM

JPY/g

63,40

+0,60

+0,96%

Bạch kim

USD/ounce

843,07

+3,21

+0,38%

Palađi

USD/ounce

1.927,12

-3,62

-0,19%

Đồng New York

US cent/lb

279,40

-0,30

-0,11%

Đồng LME

USD/tấn

6.188,00

+59,50

+0,97%

Nhôm LME

USD/tấn

1.634,00

-0,50

-0,03%

Kẽm LME

USD/tấn

2.070,00

+7,00

+0,34%

Thiếc LME

USD/tấn

16.970,00

-40,00

-0,24%

Ngô

US cent/bushel

342,50

-1,00

-0,29%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

497,00

+1,75

+0,35%

Lúa mạch

US cent/bushel

279,75

+0,75

+0,27%

Gạo thô

USD/cwt

12,21

-0,10

-0,81%

Đậu tương

US cent/bushel

898,75

-3,75

-0,42%

Khô đậu tương

USD/tấn

302,00

-1,10

-0,36%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,44

-0,12

-0,41%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

478,90

-1,40

-0,29%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.148,00

-4,00

-0,19%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

100,30

+2,15

+2,19%

Đường thô

US cent/lb

12,18

+0,25

+2,10%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

125,50

-1,70

-1,34%

Bông

US cent/lb

62,92

-0,10

-0,16%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

455,30

+2,10

+0,46%

Cao su TOCOM

JPY/kg

157,50

+0,10

+0,06%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

+0,03

+1,97%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg