Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng bởi giới đầu tư kỳ vọng các nước sản xuất dầu có thể đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng tại cuộc họp ngày 9/4.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London tăng tăng 97 US cent (tương đương 3%) lên 32,84 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trên sàn New York tăng 1,46 USD (6,2%) lên 25,09 USD/thùng.
Cuộc họp trực tuyến vào ngày thứ năm (9/4/2020) giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga (OPEC+), dự kiến sẽ thành công hơn so với cuộc họp trong tháng 3/2020, khi mà kết thúc thất bại trong việc cắt giảm nguồn cung và cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia và Nga.Theo nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group, OPEC+ đang đứng trước sức ép rất lớn về việc cắt giảm sản lượng dầu.
Giá dầu đã liên tiếp đi xuống trong thời gian qua do nhu cầu dầu giảm mạnh vì ảnh hưởng tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) và tình trạng dư thừa nguồn cung. Ngày 30/3, dầu Brent đã chạm 21,65 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Niềm tin của các nhà đầu tư gia tăng do dự đoán về việc OPEC+ có thể đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau khi các phương tiện truyền thông Nga đưa tin Moskva sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu trong nước, giảm 1,6 triệu thùng/ngày. Ông Mohamed Arkab, Bộ trưởng Năng lượng Algeria kiêm Chủ tịch OPEC, Mohamed Arkab, tin tưởng cuộc họp ngày 9/4 của OPEC+ sẽ thu được kết quả tốt đẹp nhằm tái cân bằng thị trường thông qua những biện pháp mà các nước thành viên OPEC sẽ thực hiện.
Về phía Mỹ, Bộ Năng lượng nước này ngày 7/4 cho biết sản lượng dầu của nước này đã giảm mà không có sự can thiệp nào của chính phủ. Số liệu thống kê chính thức của Mỹ cho thấy, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần qua đã tăng lên mức cao kỷ lục 15,2 triệu thùng cho dù sản lượng dầu của Mỹ đã giảm 600.000 thùng xuống còn 12,4 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững giữa bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi biên bản hai cuộc họp khẩn cấp diễn ra tháng trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với hy vọng sẽ có thêm manh mối về các biện pháp kích thích trong tương lai mà tổ chức này có thể đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay vững ở 1.648,43 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất gần 1 tháng (1.671,4 USD/ounce) ở phiên trước đó (7/4/2020); vàng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn cũng vững ở mức 1.684,3 USD/ounce.
Nhà đầu tư hiện đang tập trung theo dõi những thông tin kinh tế liên quan đến Covid-19. Ông David Meger, Giám đốc Trung tâm giao dịch kim loại High Ridge Futures, cho rằng các chính phủ và ngân hàng trung ương của các nước đã và đang đưa ra những gói hỗ trợ lớn nhằm thúc đẩy nền kinh tế cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, và điều này sẽ là động lực giúp giá vàng vững hoặc tăng.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá kim loại cơ bản đang theo dõi sát hoạt động kinh tế của Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại công nghiệp lớn nhất thế giới, để nắm được tình hình cung – cầu. Các khoản vay mới của các ngân hàng Trung Quốc dự báo sẽ tăng trở lại trong tháng 3, sau khi giảm mạnh ở tháng 2.
Phiên giao dịch vừa qua, giá nhôm giảm xuống mức thấp nhất hơn 4 năm, do nhu cầu giảm bởi Covid-19 và dự kiến 1 khối lượng lớn nhôm dư thừa trong năm nay do tồn trữ tăng. Các nhà phân tích dự kiến nhu cầu nhôm sẽ giảm trong năm nay sau nhiều năm tăng mạnh, trong khi sản lượng tiếp tục tăng khiến thị trường dư thừa hàng triệu tấn. Thị trường nhôm dự kiến sẽ dư thừa 2,7 triệu tấn năm 2020, trong khi nhu cầu toàn cầu dự kiến giảm 6,2%, các nhà phân tích thuộc Citi cho biết.
Giá nhôm trên sàn London kết thúc phiên giảm 0,8% xuống 1.465 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.455 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2016. Tính từ ngày 22/1/2020 đến nay, giá nhôm giảm 20%.
Lượng nhôm lưu kho của sàn London đạt 1,23 triệu tấn, tăng 25% kể từ giữa tháng 3/2020 và đạt mức cao nhất kể từ ngày 12/2/2020. Các thương nhân dự kiến con số này sẽ cao hơn trong những tuần tới.
Đối với các kim loại cơ bản khác, giá đồng giảm 0,7% xuống 5.005 USD/tấn, kẽm giảm 0,3% xuống 1.918 USD/tấn, chì giảm 1,1% xuống 1.717 USD/tấn, thiếc giảm 0,9% xuống 14.490 USD/tấn và nickel tăng 0,3% lên 11.510 USD/tấn.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc đều tăng sau 2 tháng đóng cửa thành phố Vũ Hán đã kết thúc, làm gia tăng kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng khi các hoạt động kinh tế tại nước này được nối lại. Quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2,76% lên 651 CNY (92,17 USD)/tấn, sau khi tăng 3% trong đầu phiên giao dịch. Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,9% lên 3.244 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 1,4% lên 3.103 CNY/tấn và giá thép không gỉ tăng 1,4% lên 12.205 CNY/tấn.
Trung Quốc dự kiến nhu cầu thép của nước này sẽ tăng 33 triệu tấn trong năm 2020 nhờ việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng mới, song tiêu thụ nói chung sẽ giảm 5% trong bối cảnh hoạt động kinh tế chậm lại.
Trên thị trường nông sản, giá đường tăng trở lại vào lúc đóng cửa sau khi giảm mạnh trong đầu phiên giao dịch, do giá dầu thô hồi phục. Kết thúc phiên, đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 1 điểm tương đương 0,1% xuống 10,37 US cent/lb, sau khi giảm 1,5% lúc đầu phiên giao dịch; đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 11 USD tương đương 3,3% lên 339,4 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 0,1 US cent tương đương 0,1% xuống 1,198 USD/lb, giảm trở lại sau khi tăng gần 3% trong ngày 7/4/2020; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London giảm 3 USD tương đương 0,2% xuống 1.230 USD/tấn.
Giá ngô tại Chicago giảm sau khi chính phủ Mỹ cho biết sản lượng hàng tuần của ngành công nghiệp ethanol nước này chạm mức thấp nhất gần 1 thập kỷ, trong bối cảnh tồn trữ ở mức cao.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 1-1/2 US cent xuống 3,3 USD/bushel; đậu tương giao cùng kỳ hạn giảm 1/4 US cent xuống 8,54-1/2 USD/bushel và lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 1 US cent xuống 5,48-1/4 USD/bushel.
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên mức cao nhất hơn 2 tuần theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải. Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn TOCOM tăng 2,5 JPY lên 151,3 JPY (1,39 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 154,1 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 23/3/2020. Trên sàn Thượng Hải, giá cao su tăng 190 CNY lên 10.070 CNY (1.426 USD)/tấn, vượt ngưỡng 10.000 CNY/tấn lần đầu tiên kể từ ngày 18/3/2020.
Giá hàng hóa thế giới sáng 9/4/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

26,24

+1,15

+4,58%

Dầu Brent

USD/thùng

33,71

+0,87

+2,65%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.560,00

+320,00

+1,22%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,81

+0,02

+1,29%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

70,59

+2,79

+4,11%

Dầu đốt

US cent/gallon

103,57

+2,50

+2,47%

Dầu khí

USD/tấn

298,00

0,00

0,00%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

36.640,00

+1.420,00

+4,03%

Vàng New York

USD/ounce

1.684,00

-0,30

-0,02%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.766,00

+11,00

+0,19%

Bạc New York

USD/ounce

15,33

+0,12

+0,79%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,70

-0,30

-0,57%

Bạch kim

USD/ounce

735,75

+3,02

+0,41%

Palađi

USD/ounce

2.167,30

-0,75

-0,03%

Đồng New York

US cent/lb

228,25

+2,25

+1,00%

Đồng LME

USD/tấn

5.002,50

-37,50

-0,74%

Nhôm LME

USD/tấn

1.465,50

-12,00

-0,81%

Kẽm LME

USD/tấn

1.923,00

-1,00

-0,05%

Thiếc LME

USD/tấn

14.397,00

-224,00

-1,53%

Ngô

US cent/bushel

331,50

+1,50

+0,45%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

549,50

+1,25

+0,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

275,50

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

14,30

-0,01

-0,10%

Đậu tương

US cent/bushel

857,00

+2,50

+0,29%

Khô đậu tương

USD/tấn

293,70

+0,90

+0,31%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,40

+0,22

+0,81%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

467,80

-0,30

-0,06%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.372,00

-20,00

-0,84%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

120,90

-0,15

-0,12%

Đường thô

US cent/lb

10,37

-0,01

-0,10%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

105,20

-3,10

-2,86%

Bông

US cent/lb

53,91

+0,07

+0,13%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

304,10

-3,30

-1,07%

Cao su TOCOM

JPY/kg

154,70

+3,40

+2,25%

Ethanol CME

USD/gallon

0,89

+0,03

+3,12%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg