Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do sản lượng của OPEC tăng và bất đồng gia tăng giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc, EU, Ấn Độ và Canada.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,93 USD xuống 77,30 USD/thùng. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,21 USD xuống 73,94 USD/thùng.
Nguồn cung từ Saudi Arabia và Nga đồng loạt tăng lên. Sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng khoảng 320.000 thùng/ngày trong tháng Sáu. Khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy sản lượng của Saudi Arabia đã tăng khoảng 700.000 thùng/ngày từ tháng Năm, và tiến gần mức cao kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày hồi tháng 11/2016. Trong khi đó, Bộ Năng lượng Nga ngày 2/7 cho biết sản lượng “vàng đen” của nước này tăng lên 11,06 triệu thùng/ngày trong tháng Sáu, so với mức 10,97 triệu thùng/ngày trong tháng Năm.
Kuwait cũng quyết định tăng sản lượng dầu. Bộ trưởng Năng lượng Bakhit al-Rashidi mới đây cho biết, quốc gia này sẽ tăng sản lượng dầu thêm 85.000 thùng/ngày bắt đầu từ 1/7, một phần của thỏa thuận giữa OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC để tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày. Sản lượng tăng diễn ra trong bối cảnh Mỹ kêu gọi một số thành viên OPEC tăng sản lượng để bù đắp cho nguồn cung thiết hụt vì các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran. Arab Saudi có kế hoạch bơm thêm tới 11 triệu thùng/ngày trong tháng 7, và Nga có thể tăng sản lượng thêm hơn 200.000 thùng/ngày.
Nhà cung cấp thông tin Genscape cho biết, dự trữ dầu thô Mỹ tại trung tâm giao hàng Cushing, Oklahoma giảm 3,2 triệu thùng trong tuần đến ngày 22/6, nhưng tăng nhẹ 4 ngày liên tiếp đến 26/6. Nguồn cung tại Cushing giảm một phần là do mất điện tại Canada. Sản xuất tại cơ sở dầu cát Syncrude Canada gần Fort McMurray, Alberta có khả năng vẫn còn tắc nghẽn đường ống đến ít nhất tháng 7, Suncor Energy Inc cho biết.
Một yếu tố khác gây sức ép lên giá dầu là tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc, EU, Ấn Độ và Canada. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thông báo lượng đơn xuất khẩu chậm lại trong tháng Sáu do căng thăng thương mại với Mỹ. Điều này gây lo ngại có thể ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng kinh tế tại châu Á.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất hơn 6 tháng trước kỳ nghỉ lễ Ngày Độc lập (ngày 4/7) ở Mỹ. Giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.242,01 USD/ounce; vàng giao tháng 8 giảm 12,80 USD (khoảng 1%) xuống đóng cửa ở mức 1.241 USD/ounce. Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 1,4% xuống 15,85 USD/ounce. Trong lúc giá bạch kim giảm 4% xuống 814 USD/ounce sau khi có lúc tụt xuống 804 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Đồng USD mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Nỗi lo của giới đầu tư về một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc, đồng rupee Ấn Độ và đồng yen Nhật Bản yếu đi so với đồng USD. Một đồng USD mạnh làm giá vàng (được định giá bằng đồng bạc xanh) trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ những đồng tiền khác.
Ngoài ra, đồng USD cũng nhận được sự hỗ trợ từ số liệu về hoạt động sản xuất và chế tạo ở Mỹ tốt hơn dự báo trước đó. Điều này đã gây sức ép và làm giá vàng giao ngay giảm hơn 8% từ mức cao 1.365,23 USD/ounce được ghi nhận hồi tháng Tư.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đang ngóng chờ việc công bố biên bản cuộc họp tháng trước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và số liệu việc làm ở nước này vào ngày 6/7. Một động thái tích cực của Fed và số liệu việc làm tăng cao có thế làm tăng khả năng sẽ tăng tiếp lãi suất ở Mỹ. Lãi suất tăng lên ở Mỹ sẽ giúp đồng USD cũng như lợi tức trái phiếu đi lên và giảm sự hấp dẫn của kim loại quý vàng (vốn không sinh lời) đối với các nhà đầu tư.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm giảm 1,6% xuống còn 2,098 USD/tấn, giá kẽm giảm 1,1% xuống còn 2.822 USD/tấn, chì giảm 1% xuống còn 2.386 USD/tấn, thiếc không thay đổi ở mức 19.750 USD/tấn và nickel giảm 2,3% xuống còn 14.550 USD/tấn.
Giá đồng xuống thấp nhất 7 tháng do nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – suy yếu, bị ảnh hưởng bởi tranh chấp thương mại với Mỹ, ngay cả khi lĩnh vực sản xuất của nước này chậm lại. Giá đồng hợp đồng tham chiếu trên sàn London giảm 1,6% xuống còn 6.523 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 6.519 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 5/12. Giá đồng đã giảm hơn 10% kể từ ngày 7/6.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm nay đã tìm cách đàm phán lại với một số đối tác thương mại của Mỹ, đặc biệt với Trung Quốc. Ông đã áp đặt thuế quan đối với một số mặt hàng nhập khẩu, gây ra hành động trả đũa bởi các nước khác, gia tăng lo ngại một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Trung Quốc chiếm gần 1/2 tiêu thụ đồng toàn cầu trong năm nay, đạt khoảng 24 triệu tấn. Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 6 giảm nhẹ, do các doanh nghiệp đối mặt với chi phí đầu vào gia tăng và các đơn hàng xuất khẩu giảm, trong bối cảnh gia tăng tranh chấp thương mại với Mỹ. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc dự kiến sẽ hỗ trợ giá kim loại công nghiệp.
Giá thép và quặng sắt tại Trung Quốc giảm sau số liệu cho thấy rằng, tăng trưởng tại các nhà máy của Trung Quốc trong tháng 6/2018 chậm lại và trước thời hạn chót trong tuần này khi Mỹ áp thuế quan đối với gói hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trị giá 34 tỉ USD.
Hợp đồng thép thanh trên sàn Thượng Hải giảm 0,9% xuống còn 3.751 NDT/tấn. Chứng khoán Trung Quốc giảm gần 3% trước hạn chót 6/7 khi Mỹ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Bắc Kinh dự kiến sẽ đáp trả với mức thuế quan riêng đối với hàng hóa của Mỹ.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên đóng cửa giảm 1,9% xuống còn 463 NDT (70 USD)/tấn, giảm trở lại từ mức cao đỉnh điểm 2 tuần trong ngày thứ sáu (29/6) ở mức 476 NDT/tấn. Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc tăng 1,7 triệu tấn lên 157,58 triệu tấn trong ngày thứ sáu (29/6), công ty tư vấn SteelHome cho biết. Như vậy, dự trữ tăng trở lại lên gần mức cao kỷ lục 161,98 triệu tấn đạt được hồi đầu tháng 6.
Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, giá quặng sắt giao ngay giảm gần 11% trong năm nay xuống còn 65,02 USD/tấn trong ngày thứ sáu (29/6), gần mức thấp nhất trong 1 tháng. Sau khi ở mức trung bình 70 USD/tấn trong nửa đầu năm 2018, giá quặng sắt giao ngay dự kiến sẽ ở mức trung bình 61 USD/tấn trong 6 tháng tới.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất 4 năm rưỡi, do đồng USD tăng mạnh mẽ. Hợp đồng cà phê arabia kỳ hạn tháng 9 giảm 3,45 cent, tương đương 3% xuống còn 1,1165 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 1,1155 USD/lb, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2013. Hơp đồng cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 13 USD, tương đương 0,8% xuống còn 1.677 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn giảm hơn 5% do hoạt động bán tháo xuống dưới ngưỡng 12 cent, trong khi giá cà phê arabica chạm mức thấp nhất 4 năm rưỡi. Hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,69 cent, tương đương 5,6% xuống còn 11,56 cent/lb, ghi nhận ngày giảm mạnh nhất. Hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 12,4 USD tương đương 3,6% xuống còn 331,5 USD/tấn, giảm mạnh so với phiên trước đó. Các đại lý cho biết, các nhân tố có thể khiến giá đường giảm bao gồm, sản lượng đường tại Ấn Độ duy trì ở mức cao cùng với đồng real Brazil suy yếu và giá ethanol tại nước sản xuất đường hàng đầu thế giới suy giảm.
Giá ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York giảm 11 USD tương đương 0,4% xuống còn 2.501 USD/tấn. Giá cao cao sẽ giảm xuống còn 2.350 USD/tấn trong quý IV/2018 trước khi tăng trở lại trong quý I/2019 ở mức 2.375 USD/tấn, Capital Economics cho biết. Hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn London tăng 1 GBP, tương đương 0,05% lên 1.835 GBP/tấn, được hậu thuẫn bởi đồng bảng Anh suy yếu.
Đối với ngũ cốc, các quỹ hàng hóa đẩy mạnh bán ra gây áp lực đối với thị trường ngũ cốc cùng với đồng USD tăng mạnh mẽ khiến xuất khẩu của Mỹ kém hấp dẫn trên thị trường toàn cầu. Thị trường ngũ cốc cũng đang dõi theo thông tin căng thẳng thương mại với Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới và các đối tác thương mại khác của Mỹ bao gồm Mexico, Canada và EU.
Giá đậu tương kỳ hạn tại Mỹ chạm mức thấp nhất trong hơn 2 năm, trong khi giá ngô giảm xuống mức thấp mới, do triển vọng sản lượng vụ thu hoạch Mỹ tăng mạnh mẽ và lo ngại về chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các đối tác xuất khẩu chủ yếu khác. Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 8 trên sàn Chicago giảm 10 cent tương đương 1,2% xuống còn 8,53-1/2 USD/bushel. Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 10-1/2 cent xuống còn 8,69-1/2 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo, tham chiếu cho toàn thị trường Đông Nam Á giảm do lo ngại dự trữ tại các quốc gia tiêu thụ như Nhật Bản và Trung Quốc – thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới – tăng. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn TOCOM kết thúc giảm 2,5 JPY xuống còn 173,8 JPY (1,57 USD)/kg. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 90 NDT xuống còn 10.445 NDT/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn SICOM giảm 0,8 cent xuống còn 132,6 Uscent/kg.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), nhu cầu của thế giới đối với cao su thiên nhiên đã vượt nguồn cung trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng tình hình này không tác động nhiều tới giá.
Tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu tăng 6,2% trong 5 tháng đầu năm lên 5,82 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017. Trong cùng thời gian này, nguồn cung cao su thiên nhiên trên thế giới đạt 5,25 triệu tấn, tương đương mức tăng 7,7%. Cầu vượt cung 570.000 tấn đã giúp hấp thụ một phần nguồn cung dư thừa sẵn có trên thị trường.
ANRPC dự báo từ nay tới cuối năm thị trường cao su sẽ cân bằng, với sản lượng được dự kiến sẽ tăng 6,1% lên 14,2 triệu tấn và tiêu thụ tăng 6,9% lên 14,3 triệu tấn. Tuy nhiên, sự nhạy cảm ở các thị trường hàng hóa châu Á đang bị đè nặng bởi lo ngại về vấn đề chiến tranh thương mại và những sửa đổi tiềm năng về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

73,94

-0,21

-0,35%

Dầu Brent

USD/thùng

77,30

-1,93

-2,21%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.670,00

-200,00

-0,39%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,86

0,00

-0,10%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

211,59

+1,11

+0,53%

Dầu đốt

US cent/gallon

216,80

+1,22

+0,57%

Dầu khí

USD/tấn

664,75

+0,25

+0,04%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.200,00

-290,00

-0,42%

Vàng New York

USD/ounce

1.240,70

-1,00

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.414,00

-23,00

-0,52%

Bạc New York

USD/ounce

15,85

+0,01

+0,06%

Bạc TOCOM

JPY/g

56,80

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

813,33

-4,51

-0,55%

Palladium giao ngay

USD/ounce

942,81

-5,43

-0,57%

Đồng New York

US cent/lb

293,40

-1,00

-0,34%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.523,00

-103,00

-1,55%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.098,00

-35,00

-1,64%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.822,00

-32,00

-1,12%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.750,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

349,00

+2,00

+0,58%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

484,00

+3,75

+0,78%

Lúa mạch

US cent/bushel

240,00

-5,00

-2,04%

Gạo thô

USD/cwt

11,38

-0,04

-0,31%

Đậu tương

US cent/bushel

869,75

+0,25

+0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

328,10

+0,10

+0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,34

-0,05

-0,17%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

507,00

-2,40

-0,47%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.501,00

-11,00

-0,44%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

111,65

-3,45

-3,00%

Đường thô

US cent/lb

11,56

-0,69

-5,63%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

166,90

+6,55

+4,08%

Bông

US cent/lb

82,85

-0,08

-0,10%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

557,50

+5,00

+0,90%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,20

-0,60

-0,35%

Ethanol CME

USD/gallon

1,39

-0,04

-2,93%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg