Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô tăng mạnh trên 2% do chứng khoán Mỹ tăng điểm bối cảnh lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dịu lại.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giao tháng 6/2018 trên sàn London tăng 1,54 USD (+2,3%, mạnh nhất kể từ 21/3) lên 68,65 USD/thùng; dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 5/2018 trên sàn New York tăng 1,36 USD (+2,2%, mạnh nhất kể từ 22/3) lên 63,42 USD/thùng.
Thị trường chuyển hướng tích cực khi đồng thời chứng khoán tăng điểm trong khi USD yếu đi. Các hợp đồng dầu thô kỳ hạn giao sau gần đây luôn biến động cùng chiều với thị trường chứng khoán.
Phiên cuối tuần (thứ Sáu ngày 6/4), giá dầu đã mất tới 2% sau khi Tổng thống Mỹ trên trang Twitter dọa sẽ đánh thuế mới đối với Trung Quốc, gây lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới.
Giá dầu cũng tăng do vụ một căn cứ không quân của Syria bị tấn công hôm 9/4. Các nhà phân tích cho biết có một lực lượng lớn quân đội Nga triển khai tại căn cứ này và các phi cơ thường xuất phát từ đây để không kích các khu vực do phiến quân Syria kiểm soát. Syria và Nga nghi ngờ Mỹ đứng sau Irarel đã thực hiện vụ tấn công này sau một báo cáo về một số bằng chứng cho thấy lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công vào một thị trấn nổi dậy. Tuy nhiên, Lầu Năm góc chính thức bác bỏ cáo buộc về việc quân đội Mỹ đã bắn tên lửa vào căn cứ không quân của Chính phủ Syria. Những lo ngại về sự gia tăng xung đột ở Syria – vốn là đồng minh của Nga – góp phần đẩy giá dầu tăng.
Rob Thummel, nhà quản lý của Quỹ đầu cơ năng lượng Tortoise Capital ở Leawood, Kansas cho biết: “Thị trường dầu toàn cầu đang ngày càng mất ổn định và ngày càng nhiều lo ngại về nguồn cung trên toàn cầu trong khi nhu cầu nhìn chung khá mạnh”.
Qatar - quốc gia thành viên trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - nhận định OPEC và các nước đồng minh cần duy trì nỗ lực kiềm chế nguồn cung nhằm đảm bảo giá dầu ở mức "lành mạnh." Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed al-Sada cho biết ông ủng hộ việc thiết lập một nền tảng hợp tác lâu dài giữa OPEC và Nga sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện hành chấm dứt. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh đầu tư vào ngành dầu khí, đồng thời tránh gây ra tình trạng nguồn cung dồi dào và giá dầu thấp trong thời gian dài.
Theo ông Sada, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể tăng thêm ít nhất 1,5 triệu thùng/ngày mỗi năm, trong khi hoạt động đầu tư vào ngành dầu mỏ trên toàn thế giới chỉ ở mức thấp khoảng 400 tỷ USD/năm.
Trong một phát biểu mới đây, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết Saudi Arabia và Nga đang xem xét kéo dài thời hạn của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện tại.
Cụ thể, theo Thái tử Mohammed bin Salman, thay vì một thỏa thuận có thời hạn từ năm này qua năm khác như hiện tại, các bên có thể điều chỉnh thời gian có hiệu lực của thỏa thuận này lên 10-20 năm. Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận này vẫn chưa được thống nhất.
Đối với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), giá hợp đồng giao ngay tại châu Á đã ngừng giảm sau khi trượt liên tiếp trong 4 tuần, nhờ hoạt động mua mạnh từ Nam Mỹ thúc đẩy nhu cầu trên toàn thế giới.
LNG giao tháng 5 hiện giá vững ở 7 USD/mmBtu, với nhu cầu nổi lên từ Argentina và Mexico cũng như nhiều khách hàng châu Á, nhất là Ấn Độ.
Suốt mấy tuần qua, nhiệt độ tăng trên toàn châu Á đã khiến nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm sụt giảm. Pakistan đã rất khó khăn trong việc nhập khẩu LNG qua điểm trung chuyển GasPort do yếu tố kỹ thuật trong bối cảnh một số nhà máy điện ở một số nơi của Đông Nam Á gặp sự cố làm giảm nhu cầu từ khu vực này.
Nhưng tình hình có vẻ đã bắt đầu thay đổi. Công ty GSPC của Ấn Độ đã bắt đầu đặt mua hàng giao vào tháng 5. Đặc biệt, công ty quốc doanh Enarsa của Argentina công bố mở thầu mua 19 chuyến LNG kỳ hạn giao trong khoảng tháng 7-8; nhà máy điện CFE của Mexico cũng đã mở 2 cuộc đấu thầu để mua mặt hàng này.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do USD quay đầu giảm, nhưng thị trường vẫn thận trọng về khả năng căng thẳng leo thang trong cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, trong bối cảnh thị trường chờ đợi số liệu kinh tế mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sắp công bố. Vàng giao ngay giá tăng 0,3% lên 1.336,80 USD/ounce, trong khi vàng Mỹ giao sau tăng 4 USD tương đương 0,3% lên 1.340,10 USD/ounce.
Mỹ và Trung Quốc lời qua tiếng lại với đe dọa đánh hàng chục tỷ USD tiền thuế lên hàng hóa nhập khẩu của nước đối phương. Tuy nhiên, các quan chức của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh rằng thuế vẫn chưa áp dụng và bất đồng có thể giải quyết thông qua các cuộc thương lượng.
Theo dự kiến trong ngày hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao diễn ra tại tỉnh Hải Nam. Theo chuyên gia phân tích thị trường Naeem Aslam của Think Markets, nếu bài phát biểu trên phát đi tín hiệu rằng tình hình căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ không được tiết giảm, thì giá vàng sẽ còn tăng mạnh.
Các thị trường cũng đang chờ đợi biên bản cuộc họp vừa qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và chỉ số CPI sẽ được công bố trong tuần này.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,3% lên 16,53 USD/ounce, trong khi giá nạch kim tăng 2,4% và được giao dịch ở mức 934,50 USD/ounce.
Đối với sắt thép, giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất 10 tháng do lo ngại gia tăng về nhu cầu bởi tồn trữ tăng cao ở nước sản xuất thép lớn nhất thế giới và căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.
Hợp đồng giao tháng 5 trên sàn Đại Liên giảm 1,4% xuống 433 NDT (68,62 USD)/tấn vào cuối phiên, đầu phiên có lúc giá chạm 425,5 NDT, thấp nhất từ cuối tháng 6 nưm ngoái.
Giới đầu tư lo ngại tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu thép và các nguyên liệu sản xuất thép, bao gồm quặng sắt, than cốc và than luyện cốc.
Thép thanh giao tháng 10 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ trong phiên vừa qua, thêm 0,6% lên 3.362 NDT (532,81 USD)/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 5 tăng 1,2 US cent tương đương 1% lên 1,1865 USD/lb, robusta giao cùng kỳ hạn tăng 13 USD tương đương 0,8% lên 1.743 USD/tấn.
Đường thô giao tháng 5 cũng tăng 0,02 US cent tương đương 2,2% lên 12,36 US cent/lb, trong khi đường trắng giao tháng 8 giảm 1,3 USD tương đương 0,4% xuống 341,10 USD/tấn.
Với tiêu thụ tăng chậm lại và năng suất tăng, một số nước như Ấn Độ và Pakistan lại gia tăng bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước bằng cách trợ cấp cho xuất khẩu.
Đối với ngũ cốc, giá lúa mì kỳ hạn tại Mỹ tăng khoảng 4%, gần chạm mức cao nhất 1 tháng, do thời tiết lạnh đe dọa ảnh hưởng tới cây trồng vốn đã yếu ớt vì khô hạn. Lúa mì giao tháng 5 tại Chicago tăng 18-3/4 US cent lên 4,91 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 4,93-3/4 USD, cao nhất kể từ 13/3. Khảo sát cho thấy chỉ khoảng 31% diện tích lúa mì Mỹ đang trong điều kiện sinh trưởng thuận lợi, thấp hơn tỷ lệ 32% cách đây một tuần.
Trong khi đó tại Nga, giá lúa mì cũng tăng do khó khăn về nguồn cung khiến chi phí sản xuất tăng. Lúa mì Biển Đen của Nga loại 12,5% protein kỳ hạn giao tháng 4 giá hiện 210 USD/tấn, FOB, tăng 2 USD so với cách đây một tuần.
Mặt hàng cao su cũng tiếp tục tăng lên mức cao nhất 1 tuần do giá ở Thượng Hải vững và dự trữ cao su tại Nhật Bản giảm.
Hợp đồng giao tháng 9 trên sàn TOCOM vào lúc kết thúc phiên vừa qua tăng 2 JPY lên 181,3 JPY (1,69 USD)/kg, đầu phiên có lúc giá chạm 182,9 JPY, cao chưa từng có kể từ 2/4. Hợp đồng cùng kỳ hạn tại Thượng Hải cũng tăng 60 NDT lên 11.450 NDT (1.818 USD)/tấn.
Số liệu của Hiệp hội Cao su Nhật Bản cho thấy dự trữ cao su thô tại Nhật Bản tới ngày 20/3 đã giảm 0,1% xuống 15.046 tấn.
Tuy nhiên, đà tăng giá bị hạn chế bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, sau khi Trung Quốc cảnh báo sẵn sàng phản công quyết liệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp thuế bổ sung đối với hàng hóa trị giá 100 tỷ USD nhập từ Trung Quốc.
Ủy ban Cao su Ấn Độ mới đây thông báo sản lượng cao su nước này trong niên vụ 2017/18 chắc chắn sẽ thấp hơn 100.000 tấn so với mục tiêu 800.000 tấn, trong khi tiêu thụ dự báo sẽ đạt kỷ lục cao mới. Trong 11 tháng tính tới tháng 2/2018, sản lượng chỉ đạt 649.000 tấn, cao hơn chỉ 2% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ trong cùng thời gian đó đã vượt 1 triệu tấn (đạt 1.003.060 tấn). Sản lượng năm 2016/17 đạt 691.000 tấn và tiêu thụ đạt 1.044.075 tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
63,42
|
+1,36
|
+2,2%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
68,65
|
+1,54
|
+2,29%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
42.240,00
|
+550,00
|
+1,32%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,70
|
+0,00
|
+0,11%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
197,84
|
-0,58
|
-0,29%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
199,65
|
-0,01
|
-0,01%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
611,50
|
+10,50
|
+1,75%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
58.110,00
|
+360,00
|
+0,62%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.339,50
|
+0,60
|
+0,04%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.577,00
|
+4,00
|
+0,09%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,48
|
+0,05
|
+0,33%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
56,70
|
+0,30
|
+0,53%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
932,29
|
+0,18
|
+0,02%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
931,34
|
+0,01
|
+0,00%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
307,25
|
-0,45
|
-0,15%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.769,00
|
-47,00
|
-0,69%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.042,00
|
+33,00
|
+1,64%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.232,00
|
-5,00
|
-0,15%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
21.050,00
|
0,00
|
0,00%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
399,00
|
+2,00
|
+0,50%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
490,75
|
+18,50
|
+3,92%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
237,25
|
+4,00
|
+1,71%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,82
|
+0,33
|
+2,60%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.057,50
|
+12,75
|
+1,22%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
389,60
|
+3,30
|
+0,85%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,52
|
-0,01
|
-0,03%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
521,70
|
-0,60
|
-0,11%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.553,00
|
+55,00
|
+2,20%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
118,65
|
+1,20
|
+1,02%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,36
|
+0,02
|
+0,16%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
138,50
|
+1,05
|
+0,76%
|
Bông
|
US cent/lb
|
82,91
|
+0,37
|
+0,45%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
534,20
|
-2,00
|
-0,37%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
182,00
|
+0,70
|
+0,39%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,46
|
+0,03
|
+1,74%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg