Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng bởi thị trường vẫn kỳ vọng nhiều vào tác động trong thời gian tới của thỏa thuận của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và một số đối tác, trong đó có Nga (OPEC+) về việc cắt giảm thêm sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London tăng 9 US cent lên 64,34 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas (WTI) tăng 22 US cent (0,4%) lên 59,24 USD/thùng.
Tuần trước, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng/ngày, nâng tổng mức cắt giảm lên 1,7 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, thị trường đang chịu áp lực bởi đợt áp thuế tiếp theo của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12.
Gene McGillian, Giám đốc nghiên cứu thị trường của Tradition Energy, nhận định bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất, giá dầu vẫn dưới mức cao nhất của ba tháng qua. Nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt thỏa thuận thương mại, nguy cơ giá dầu sẽ giảm trong thời gian tới.
Theo kết quả một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters, dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ giảm trong tuần trước. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến sẽ công bố số liệu chính thức trong ngày hôm nay (11/12/2019 theo giờ Mỹ).
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ, trong khi palađi lập kỷ lục cao mới.
Cuối phiên, vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.463,88 USD/ounce; vàng giao tháng 12/2019 tăng 0,2% lên 1.468,10 USD/ounce.
Theo nhà phân tích Lukman Otunuga của FXTM, giá vàng đang trên đà tăng trong bối cảnh đồng USD giảm và giới đầu tư thận trọng khi thời hạn Mỹ dự định áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đang đến gần.
Giá palađi vừa lập kỷ lục mới, vượt 1.900 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử, khi tình trạng thiếu điện trầm trọng đã khiến các mỏ khai khoáng ở Nam Phi phải ngừng hoạt động, làm gia tăng quan ngại về nguồn cung và đẩy giá kim loại này tiếp tục đi lên. Trong phiên vừa qua, palađi có lúc đạt 1.903 USD/ounce.
Theo ông Tai Wong, người phụ trách hoạt động giao dịch phái sinh các kim loại cơ bản và kim loại quý của công ty BMO, Nam Phi sản xuất 40% sản lượng palađi và do tình trạng mất điện đã khiến một số mỏ khai khoáng phải ngừng hoạt động, đẩy giá kim loại quý này tăng vượt mức 1.900 USD/ounce.
Các mỏ khoáng sản trên toàn Nam Phi đã phải đóng cửa sau khi tình trạng lũ lụt đã khiến nước này rơi vào cảnh mất điện nghiêm trọng nhất trong hơn một thập niên qua. Các mỏ lớn như Harmony Gold , Impala Platinum và Sibanye-Stillwater đều phải cắt giảm sản lượng.
Giá bạch kim cũng tăng do ảnh hưởng của tình trạng mất điện nghiêm trọng ở Nam Phi. Cuối phiên, bạch kim tăng 2,3% lên 915,53 USD/ ounce, mức cao nhất kể từ ngày 22/11; trong khi đó bạc tăng 0,4% lên 16,66 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng bởi hoạt động mua mạnh từ các quỹ và các nhà đầu tư Trung Quốc. Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,4% lên 6.100 USD/tấn, cao nhất kể từ 19/7.
Nickel phục hồi từ mức thấp nhất 5 tháng do các nhà đầu tư nhận thấy giá đã giảm quá nhiều trong thời gian qua trong khi chính sách của Indonesia cấm xuất khẩu quặng nickel từ năm 2020 dự kiến sẽ khiến nguồn cung bị thắt chặt. Nickel giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,5% lên 13.405 USD/tấn.
Giá nickel đã giảm gần 1/3 kể từ khi chạm mức cao nhất 5 năm trong tháng 9/2019, một phần do sự suy yếu ở thị trường thép không gỉ - nguồn chính của nhu cầu thép này. Nhưng trong tháng 9/2019, Indonesia cho biết sẽ dừng xuất khẩu nickel từ đầu năm tới, sớm hơn 2 năm so với dự định ban đầu.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 tháng do chưa rõ ràng về nguồn cung trong quý 1/2020. Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên phiên vừa qua có lúc tăng 3,2% lên 662 CNY (94,05 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 7/8; và chốt phiên tăng 1,3% lên 650 CNY/tấn; quặng sắt 62% giao ngay tới Trung Quốc cũng tăng, phiên 9/12 lên 90 USD/tấn, từ 89,5 USD/tấn của phiên trước đó. Nguyên nhân chủ yếu bởi những lo ngại về nguồn cung từ các công ty khai thác mỏ ở nước ngoài trong năm tới.
Trong khi đó, triển vọng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép và nguyên liệu sản xuất thép đã cải thiện khi hội nghị gần nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắc lại sự cần thiết phải tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và không đề cập đến việc kiểm soát bất động sản.
Thép kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải phiên vừa qua tăng 0,4% lên 3.505 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 0,6% lên 3.685 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,04% lên 13.985 CNY/tấn.
Tuy nhiên, thông tin doanh số bán ô tô ở Trung Quốc tháng 11/2019 giảm tháng thứ 17 liên tiếp đã hạn chế xu hướng giá thép tăng.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica tăng lên mức cao nhất hơn 2 năm do lo ngại thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung trong niên vụ 2019/20 và lo ngại thời tiết khô hạn ở Brazil có thể ảnh hưởng tới sản lượng vụ 2020/21.
Cuối phiên giao dịch, cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 4,9 US cent hay 3,8% lên 1,3440 USD/lb, cao nhất kể từ tháng 10/2017; robusta kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 52 USD hay 3,7% lên 1.453 USD/tấn.
Lượng cà phê lưu kho trên sàn New York đã giảm từ 2,5 triệu bao trong tháng 3/2019 xuống 2,1 triệu bao hiện nay do khách hàng mua mạnh các loại cà phê sạch của Trung Mỹ, Colombia và Brazil. Tuy nhiên, một số thương gia dự báo giá tăng sẽ không kéo dài.
Giá đường cũng đi lên trong phiên vừa qua, với đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 cuối phiên tăng 0,6% lên 13,46 US cent/lb, sau khi có lúc đạt 13,49 US cent, cao nhất kể từ tháng 2/2019; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 lúc đóng cửa tăng 0,9 USD hay 0,3% lên 352,5 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 2/2019.
Giá đường phục hồi bởi các nguồn cung cấp hạn hẹp với dự báo chung là thiếu hụt toàn cầu trong niên vụ 2019/20 và một số dấu hiệu cho thấy nguồn cung có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2020/21.
Khu vực Trung Nam Brazil sản xuất được 337.000 tấn đường trong nửa cuối tháng 11, thấp hơn 36% so với cùng kỳ một năm trước, do lượng mía giảm và các nhà máy thích sản xuất ethanol hơn đường.
Ngân hàng Commonwealth của Australia nhận định: "chúng tôi nghĩ giá đường hướng tới phạm vi 13,5 – 14 US cent. Tuy nhiên, giá sẽ khó có thể tăng cao hơn nữa vì sắp tới ngưỡng phù hợp”.
Giá cao su cũng tăng trong phiên vừa qua do dự báo nguồn cung sẽ trở hên hạn hẹp khi các nhà sản xuất cao su lớn trên thế giới tìm cách hạn chế xuất khẩu để hỗ trợ giá.
Cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Tokyo lúc đóng cửa tăng 1,1 JPY lên 198,4 JPY (1,83 USD)/kg, là mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 24/6. Trong khi đó, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 35 CNY xuống 13.230 CNY (1.880 USD)/tấn.
Hội đồng Cao su Quốc tế Baa bên (ITRC), bao gồm 3 nhà sản xuất hàng đầu thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia, đang xem xét tiếp tục hạn chế xuất khẩu để giúp ổn định giá cao su.
Nội các Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch cắt giảm 21% diện tích trồng cao su trên toàn quốc và tăng giá trị của cao su xuất khẩu lên hơn 3 lần.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
59,24
|
+0,22
|
+0,44%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
64,34
|
+0,09
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
40.110,00
|
-80,00
|
-0,20%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,27
|
+0,01
|
+0,44%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
164,03
|
-1,22
|
-0,74%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
195,20
|
-1,35
|
-0,69%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
588,00
|
-2,25
|
-0,38%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
56.840,00
|
-70,00
|
-0,12%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.468,10
|
+0,20
|
+0,01%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.110,00
|
+13,00
|
+0,26%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,69
|
-0,01
|
-0,07%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,60
|
+0,50
|
+0,86%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
918,12
|
+3,78
|
+0,41%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.898,96
|
0,00
|
0,00%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
276,10
|
-0,45
|
-0,16%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.100,00
|
+25,00
|
+0,41%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.755,00
|
-2,00
|
-0,11%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.227,50
|
-11,50
|
-0,51%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
17.390,00
|
+265,00
|
+1,55%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
376,75
|
-0,25
|
-0,07%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
523,50
|
-0,25
|
-0,05%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
294,50
|
-0,25
|
-0,08%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,44
|
-0,01
|
-0,08%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
900,75
|
-0,50
|
-0,06%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
298,20
|
-0,50
|
-0,17%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,95
|
0,00
|
0,00%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
459,80
|
+1,00
|
+0,22%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.585,00
|
-16,00
|
-0,62%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
133,30
|
+4,90
|
+3,82%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,46
|
+0,08
|
+0,60%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
98,85
|
+1,70
|
+1,75%
|
Bông
|
US cent/lb
|
65,93
|
+0,55
|
+0,84%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
392,70
|
-6,70
|
-1,68%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
198,30
|
-0,10
|
-0,05%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,34
|
+0,00
|
+0,15%
|
Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg