Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng do các nhà dầu tư lo ngại cung cấp dầu từ Iran có thể bị gián đoạn sau lệnh trừng phạt mới của Mỹ và sản lượng của Venezuela cũng như dự trữ dầu thô của Mỹ có thể sẽ giảm tiếp.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6/2018 tăng 0,22 USD lên 71,36 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014; dầu Brent giao tháng 7/2018 tăng 0,26 USD (0,3%) lên 77,47 USD/thùng, trước đó giá dầu loại này có lúc lên tới 78 USD/thùng, mức cao nhất từ tháng 11/2014.
Giá dầu đang hướng đến quý thứ 4 liên tiếp tăng – dài nhất trong vòng 10 năm, chủ yếu bởi lo ngại dòng chảy dầu từ Iran – nước cung cấp 4% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu 450.000 thùng/ngày sang châu Âu và khoảng 1,8 triệu thùng/ngày sang châu Á - sẽ sụt giảm.
Theo một nguồn tin thân cận với Saudi Arabia từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), nước này sẵn sàng bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào, nhưng Riyadh sẽ không đơn phương hành động. Nguồn tin này cho hay bất cứ động thái nào sắp tới cũng sẽ được thực hiện trong sự hợp tác với tất cả các đối tác trong và ngoài OPEC nếu cần thiết. Cũng theo nguồn tin trên, Riyadh đang làm việc với Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), nước đang giữ chức Chủ tịch của Tổ chức Các nước Sản xuất Dầu mỏ trong năm 2018, và Nga về việc phối hợp hợp tác và những tham vấn về thị trường. Cho tới lúc này, OPEC vẫn chưa có quyết định nào liên quan tới việc tăng sản lượng để bù đắp cho sự sụt giảm từ Iran.
Trả lời câu hỏi của báo giới ngày 9/5 rằng liệu Iraq có thể bù đắp nguồn cung được dự đoán sẽ thiếu hụt khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với việc xuất khẩu dầu của Iran, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabar al-Luaibi cho biết OPEC sẽ nhóm họp vào cuối tháng Năm, và những vấn đề này sẽ được đưa ra đàm phán. Ông Luaibi cũng tỏ ý hy vọng và tin rằng động thái kể trên của Mỹ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến nguồn cung dầu từ vùng Vịnh.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây nhất, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã nâng dự báo sản lượng khai thác hàng tháng của nước này trong năm sau có thể đạt 12 triệu thùng/ngày, điều đó sẽ đưa Mỹ vượt lên Nga và Saudi Arabia trở thành nước khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng sau khi USD rời khỏi mức cao nhất kể từ đầu năm nay. Giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.320,53 USD/ounce, trong phiên có lúc giá đạt 1.322,76 USD/ounce, mức cao nhất trong 10 ngày; vàng giao tháng Sáu tăng 9,3 USD (0,7%) lên đóng cửa ở mức 1.322,30 USD/ounce. Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ lên cao kỷ lục 3 tuần do giá dầu tăng đẩy cổ phiếu nhóm năng lượng tăng theo đã hạn chế đà đi lên của giá vàng.
Đồng USD đã giảm trở lại từ mức cao nhất bốn tháng rưỡi, sau số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng 0,2% trong tháng Tư, thấp hơn con số dự báo trước đó. Theo các nhà phân tích, sự yếu đi của đồng bạc xanh đã làm gia tăng sức hấp dẫn cho vàng.
Bên cạnh đó, giá vàng còn được hỗ trợ bởi mối lo ngại rằng quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran của Tổng thống Donald Trump sẽ làm gia tăng tình trạng xung đột tại Trung Đông.
Quyết định của Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã vấp phải sự phản đối của Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước lo ngại rằng hành động này có thể làm xói mòn các hiệp định đa phương, đồng thời việc đơn phương áp đặt trừng phạt của Mỹ có thể đe dọa lợi ích kinh tế của các nước khác. Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/5 cho biết đã áp đặt trừng phạt đối với 9 cá nhân và thực thể Iran bị cáo buộc chuyển hàng triệu USD cho Lực lượng Bảo vệ Cách mạng Hồi giáo - Lực lượng Qods (IRGC-QF).
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,4% lên 16,72 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 16,74 USD (cao nhất 2 tuần); bạch kim tăng 1,7% lên 925,40 USD, đầu phiên có lúc cũng đạt mức cao nhất 2 tuần (926,20 USD); và palađi tăng 2,6% lên 1.000,70 USD/ounce vào lúc đóng cửa, trước đó có lúc giá đạt 1.002,10 USD (cao nhất 2,5 tuần).
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica hồi phục khỏi mức thấp nhất 2 tuần rưỡi đo đồng real Brazil mạnh lên. Arabica giao tháng 7 tăng 0,8 US cent tương đương 0,7% lên 1,1955 USD/ounce, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn giảm 4 USD tương đương 0,2% xuống 1.743 USD/tấn. Đường thô giao tháng 7 giảm 0,02% xuống 11,27 US cent/lb, còn đường trắng giảm 50 US cent tương đương 0,2% xuống 323,40 USD/tấn. Lý do bởi khu vực trung nam Brazil đã tăng 50% lượng mía ép đường trong tháng 4, tháng đầu tiên của vụ 2018/19.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Tokyo tăng do đồng yen yếu đi so với USD và giá cao su tăng tại Thượng Hải. Hợp đồng giao tháng 10 tại Tokyo tăng 1,2 JPY lên 192,9 JPY (1,76 USD)/kg vào cuối phiên, sau khi có lúc chạm 194,3 JPY, cao nhất gần 1,5 tháng. Cao su giao tháng 9 tại Thượng Hải tăng 70 NDT lên 11.680 NDT (1.835 USD)/tấn. Tuy nhiên, yếu tố cơ bản dự báo sẽ không hỗ trợ giá tăng kéo dài. Dự trữ cao su thô tại Nhật Bản vào 20/4 ở mức 16.600 tấn, tăng 1,5% so với trước đó. Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong quý 1/2018, sản lượng cao su tự nhiên thế giới tăng 3,3% lên 3,152 triệu tấn (so với 3,051 triệu tấn quý 1 năm ngoái) do đồng loạt tăng ở Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Campuchia, trong khi nhu cầu tăng 7,6% lên 3,361 triệu tấn. Mặc dù cầu tăng nhiều hơn cung song thị trường cao su vẫn ảm đạm do nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Dự báo tổng cung cao su thế giới năm 2018 sẽ đạt 14,300 triệu tấn, tăng 7,2% so với 13,341 triệu tấn năm 2017.

Giá đậu tương tăng giá trong phiên vừa qua, với hợp đồng giao tháng 7 tăng 5-1/2 US cent lên 10,21-1/4 USD/ bushel sau khi USDA dự báo dự trữ đậu tương cuối vụ 2018/19 sẽ chỉ đạt 415 triệu bushel (thấp hơn mức dự đoán). Tuy nhiên, glúa mì ngô đồng loạt giảm. Lúa mì giảm 4 US cent xuống 5,06-1/2 USD/bushel (trong phiên có lúc thấp nhất kể từ 27/4 là 5,00-1/4 USD) sau khi USD công bố dự báo sản lượng lúa mì Mỹ năm 2018/19 đạt 1,821 tỷ bushel, cao hơn dự đoán của giới kinh doanh. Ngô giao tháng 7 giảm ¾ US cent xuống 4,02 USD/bushel, nhưng đà giảm được hạn chế bởi USDA dự báo dự trữ ngô thế giới cuối vụ 2018/19 sẽ giảm xuống 159,15 triệu tấn, từ mức 194,85 triệu tấn vụ trước đó và thấp hơn dự đoán của giới kinh doanh. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dự báo sản lượng ngô nước này niên vụ 2018/19 sẽ giảm 2,9% so với năm trước do Chính phủ nước này tăng trợ cấp cho cây đậu tương – loại cây cạnh tranh với cây ngô.

Giá bông giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra dự báo sản lượng bông Mỹ vụ 2018/19 sẽ đạt 19,5 triệu kiện (1 kiện = 480 lb), và dự trữ cuối vụ sẽ ở mức 5,2 triệu kiện. Hợp đồng bông giao tháng 7 trên sàn New York kết thúc phiên đã giảm 1,3 US cent (1,51%) xuống 84,56 US cent/lb, trong phiên có lúc xuống 84,05 US cent, thấp nhất kể từ 25/4. Dự trữ bông tại Trung Quốc trong niên vụ 2018/19 dự báo sẽ giảm 20% do diện tích trồng bông giảm vì chi phí lao động cao trong khi năng suất thấp. Sản lượng bông Trung Quốc dự báo sẽ giảm 6% xuống 5,55 triệu tấn, trong khi nhập khẩu sẽ tăng nhẹ lên 1,2 triệu tấn từ mức 1,1 triệu tấn của niên vụ trước. Dự trữ bông tại Trung Quốc trong niên vụ 2018/19 dự báo sẽ giảm 20% do diện tích trồng bông giảm vì chi phí lao động cao trong khi năng suất thấp. Sản lượng bông Trung Quốc dự báo sẽ giảm 6% xuống 5,55 triệu tấn, trong khi nhập khẩu sẽ tăng nhẹ lên 1,2 triệu tấn từ mức 1,1 triệu tấn của niên vụ trước.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

71,36

+0,22

+0,29%

Dầu Brent

USD/thùng

77,47

+0,26

+0,34%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

49.130,00

-230,00

-0,47%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,80

-0,01

-0,43%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

219,19

+0,29

+0,13%

Dầu đốt

US cent/gallon

222,49

+0,21

+0,09%

Dầu khí

USD/tấn

671,00

-3,25

-0,48%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

66.810,00

-210,00

-0,31%

Vàng New York

USD/ounce

1.321,30

-1,00

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.636,00

+10,00

+0,22%

Bạc New York

USD/ounce

16,75

-0,01

-0,08%

Bạc TOCOM

JPY/g

58,60

+0,50

+0,86%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

925,00

-1,22

-0,13%

Palladium giao ngay

USD/ounce

999,42

-2,08

-0,21%

Đồng New York

US cent/lb

311,00

0,00

0,00%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.917,00

+107,00

+1,57%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.335,00

-31,00

-1,31%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.087,00

+11,00

+0,36%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.825,00

-285,00

-1,35%

Ngô

US cent/bushel

402,00

-0,75

-0,19%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

506,50

-4,00

-0,78%

Lúa mạch

US cent/bushel

242,75

+2,25

+0,94%

Gạo thô

USD/cwt

12,53

-0,14

-1,14%

Đậu tương

US cent/bushel

1.021,25

+5,50

+0,54%

Khô đậu tương

USD/tấn

386,10

+0,30

+0,08%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,13

+0,10

+0,32%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

533,20

+2,80

+0,53%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.762,00

-8,00

-0,29%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

119,55

+0,80

+0,67%

Đường thô

US cent/lb

11,27

-0,02

-0,18%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

167,95

+1,30

+0,78%

Bông

US cent/lb

84,56

-1,30

-1,51%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

592,70

+1,50

+0,25%

Cao su TOCOM

JPY/kg

193,00

+0,10

+0,05%

Ethanol CME

USD/gallon

1,46

0,00

-0,20%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

Nguồn: Vinanet